Tây Ninh: Tìm hướng tháo gỡ vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng
Tây Ninh: Có dấu hiệu mập mờ trong đền bù mở rộng đường, dân khởi kiện UBND huyện / Kinh tế hộ nhỏ lẻ, manh mún sẽ không có chỗ đứng trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
Công trường thi công tuyến đường782-784 (huyện Dương Minh Châu)
Các dự án này đang gặp khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng do ảnh hưởng đến hàng ngàn hộ dân và trải dài qua nhiều huyện, thị, thành phố, dẫn đến kéo dài thời gian thi công.
Theo báo cáo của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng ngành giao thông tỉnh, hiện cầu An Phước (thị xã Trảng Bàng) và một phần đường dẫn vào cầu đã hoàn thành, đưa vào sử dụng; còn đoạn tuyến mở mới hai đầu cầu vừa thông xe vừa chờ lún, nhà thầu thường xuyên duy tu, bảo dưỡng mặt đường, bảo đảm an toàn cho các phương tiện tham giao thông và quan trắc lún đến khi đạt yêu cầu (dự kiến khoảng tháng 10/2022) sẽ thi công hoàn thiện mặt đường bê tông nhựa, hoàn thành toàn bộ dự án trong tháng 12.2022.
Dự án đường ĐT.787B có chiều dài tuyến 14,885km, mặt đường bê tông nhựa rộng 21,5m (gồm 4 làn xe cơ giới rộng 3,5m x 4 làn = 14m; 2 làn xe thô sơ rộng 3m x 2 làn = 6m; dải phân cách giữa bố trí chiếu sáng và dải an toàn rộng 1,5m), lề đất 2 bên x 0,5m = 1m. Riêng đoạn đầu tuyến dài 600m thiết kế theo đường đô thị có mặt BTN rộng 19m (gồm 2 làn cơ giới rộng 3,5m x 2 làn = 7m; 2 làn hỗn hợp rộng 4,5m x 2 làn = 9m; dải phân cách giữa bố trí chiếu sáng và dải an toàn rộng 3m), vỉa hè 2 bên x 6m = 12m.
Công trình khởi công xây lắp ngày 31.12.2021, do liên doanh Công ty cổ phần Hải Đăng và Công ty TNHH Hải Đăng Khoa trúng thầu thi công. Đơn vị thi công đang thực hiện đào, đắp mở rộng nền đường.
Về tiến độ giải phóng mặt bằng, tuyến đường đi qua các phường Trảng Bàng, Gia Lộc, Lộc Hưng và xã Hưng Thuận, với tổng chiều dài tuyến 14,885km, phạm vi giải phóng mặt bằng là 31m. UBND thị xã Trảng Bàng đã ban hành Quyết định số 12749/QĐ-UBND ngày 23.11.2021 về việc phê duyệt phương án bồi thường cho 1.606 hộ/1.606 hộ, với giá trị 374,066 tỷ đồng (trong đó, kinh phí bồi thường cho các hộ dân/tổ chức là 359,076 tỷ đồng).
Về tiến độ giải phóng mặt bằng, tuyến đường có điểm đầu tại ranh huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh và thị xã Trảng Bàng, điểm cuối tại cầu Bến Củi, huyện Dương Minh Châu (giáp ranh huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương), tuyến đi qua các xã Hưng Thuận và Đôn Thuận thuộc thị xã Trảng Bàng và xã Bến Củi thuộc huyện Dương Minh Châu, với tổng chiều dài 24,04km, phạm vi giải phóng mặt bằng là 31m. Tổng số hộ dân/tổ chức bị ảnh hưởng là 1.423 hộ.
Đối với dự án đường Đất Sét - Bến Củi, các đoạn có mặt bằng đã được nhà thầu thi công xong, còn một số đoạn chờ bàn giao mặt bằng để tiếp tục thi công. Về công tác giải phóng mặt bằng, huyện Dương Minh Châu đã bàn giao 12,448km/12,5km, còn 52m mặt bằng chưa bàn giao (8 hộ, gồm 7 hộ tái định cư và 1 hộ không đồng ý nhận tiền bồi thường).
Tiến độ thực hiện công tác tái định cư 12 hộ dân (gồm 5 hộ đã bàn giao mặt bằng và 7 hộ chưa bàn giao mặt bằng), cụ thể, giá đất giao nền tái định cư đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 3893/QĐ-UBND ngày 31.12.2021. Về đất bố trí tái định cư cho các hộ dân, Sở Tài nguyên và Môi trường và UBND huyện Dương Minh Châu phối hợp cung cấp đầy đủ hồ sơ pháp lý, thông tin vị trí, diện tích, số nền tái định cư dự kiến bố trí... trình UBND tỉnh có cơ sở phê duyệt chủ trương giao đất, bố trí tái định cư cho 12 hộ dân.
Ban QLDA kiến nghị UBND huyện Dương Minh Châu sớm thực hiện thủ tục tái định cư để bàn giao mặt bằng thi công còn lại; đồng thời, do ngành Nông nghiệp chưa triển khai thi công kênh T12-17 mới nên chưa triển khai lấp kênh T12-17 cũ để thi công thêm 1 làn xe, hoàn thành công trình theo quy mô 4 làn xe hoàn chỉnh.
Tương tự, đối với dự án đường ĐT.784, hiện huyện Dương Minh Châu đã bàn giao mặt bằng 18,215km/18,3km, còn 153,5m (6 hộ thuộc xã Truông Mít) chưa bàn giao mặt bằng. Các đoạn đường còn lại, vì có mặt bằng nên nhà thầu đã thi công hoàn chỉnh và đưa vào khai thác sử dụng; có đoạn đang đẩy nhanh tiến độ thi công, nguyên nhân một phần do ảnh hưởng dịch bệnh và công tác giải phóng mặt bằng.
Tại buổi làm việc với lãnh đạo các sở, ngành, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng ngành giao thông tỉnh, UBND thị xã Trảng Bàng, UBND huyện Dương Minh Châu. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Dương Văn Thắng cho rằng, các công trình giao thông trọng điểm của tỉnh mang tính chất quan trọng trong việc góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm lưu thông hàng hoá của người dân, doanh nghiệp. Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các ngành, địa phương liên quan tích cực tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc đối với công tác giải phóng mặt bằng; tuyên truyền, vận động người dân hiểu mục đích của dự án, sớm bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư triển khai thực hiện; chủ động trong công tác kiểm kê, lên phương án bồi thường giải phóng mặt bằng... Đối với những khó khăn mà các địa phương, sở, ngành đề xuất kiến nghị, cần có văn bản trình UBND tỉnh để có hướng xem xét chỉ đạo giải quyết, tháo gỡ, nhằm đưa các công trình giao thông trọng điểm sớm hoàn thành, phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Trước đó, ngày 13/12/2021, tạp chí Doanh nghiệp Việt Nam đã có bài viết "Tây Ninh: Có dấu hiệu mập mờ trong đền bù mở rộng đường, dân khởi kiện UBND huyện". Cho đến nay, các phương án chi tiết bồi thường hỗ trợ để GPMB thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình "Nâng cấp, mở rộng ĐT.782 – ĐT 784 và đường Đất Sét - Bến Củi" vẫn chưa nhận được sự đồng thuận của một số hộ dân. Nhận thấy, việc đền bù có những dấu hiệu mập mờ, khuất tất, không minh bạch một số hộ dân đã quyết định khởi kiện UBND huyện Dương Minh Châu (Tây Ninh). Hiện toà án nhân dân tỉnh Tây Ninh vẫn đang trong quá trình thụ lý vụ án.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng thế giới ngày 21/11: Tăng liên tục ba phiên, chạm đỉnh một tuần
Giá ngoại tệ ngày 21/11/2024: USD tăng mạnh, chấm dứt chuỗi 3 phiên giảm liên tiếp
Dự án Aeon Mall Cần Thơ được chấp thuận
Đề xuất ưu tiên doanh nghiệp tư nhân tham gia dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Chủ trung tâm hội nghị Gem Center, White Palace bị xử phạt
Giá heo hơi ngày 21/11/2024: Biến động trái chiều tại miền Trung và miền Nam