Thanh Hóa: Cho lợn rừng ăn 'chè khổng lồ', lãi 300 triệu đồng mỗi năm
Thanh Hóa: Làm giàu từ mô hình nông – lâm tổng hợp / Bắc Kạn: Thanh niên đổi thay vùng đất khó
Chúng tôi đến tham quan trại nuôi lợn rừng Minh Huân của anh Bùi Văn Huân tại thôn Trúc, xã Điền Trung, huyện Bá Thước (Thanh Hóa). Thời điểm này, anh Huân vừa xuất chuồng gần 30 con lợn thương phẩm. Trong chuồng nuôi chỉ còn lại 40 con lợn nái, nái hậu bị, lợn đực giống và lợn con. Thời điểm cao điểm, trang trại Minh Huân có đến 300 con lợn rừng thuần chủng Thái Lan.
Anh Huân cho hay, anh đã nhiều lần thất bại, có lúc tưởng chừng như không gượng dậy được vì dù có kinh nghiệm nuôi lợn rừng nhiều năm. Nguyên nhân chính là do lợn chậm lớn, hay bệnh tật.
Tuy nhiên, từ năm 2017, khi học được “bí kíp” cho lợn rừng ăn “chè khổng lồ”, sử dụng thức ăn như bã sắn, thức ăn xanh, cám gạo ủ lên men, tiêm phòng các loại vắc xin, tiêu độc khử trùng, rải vôi bột thường xuyên thì lợn phát triển tốt, ít bệnh tật.
Năm nay, giá lợn rừng thương phẩm giao động từ 130-150 nghìn đồng/kg hơi, khách đặt hàng trước hàng tháng trời nhưng anh vẫn không đủ để bán.
Tính ra, mỗi năm, anh Huân bán khoảng 100 con lợn giống; trên dưới 300 con lợn thương phẩm, thu về trên 600 triệu đồng. Theo anh Huân, trừ các chi phí, mỗi năm gia đình anh lãi trên 300 triệu đồng.
Một vài hình ảnh PV ghi lại tại trại nuôi lợn rừng Minh Huân.
Bốn dãy chuồng nuôi lợn nái và lợn con được thiết kế thoáng mát, giữa 2 dãy chuồng có lối đi cho lợn ăn. Chuồng có kích thước 2,5x5m; tường chỉ xây cao khoảng 30 cm sau đó được hàn bằng thép, cao 0,9 m. Với chiều cao này, những chú lợn rừng thuần chủng Thái Lan không thể “vọt qua”. Ảnh: Việt Khánh.
Phía bên ngoài khu nuôi nhốt lợn sinh sản anh Huân trồng nhiều cây để tạo bóng mát, giảm nhiệt độ vào mùa hè cho đàn lợn. Ảnh: Việt Khánh.
Theo anh Huân, điều quan trọng khi nuôi lợn rừng là chọn được đực giống tốt, tránh để lợn giao phối cận huyết. Vì vậy, trong trại nuôi của anh có đến 5 con lợn đực, đánh đánh số để tránh hiện tượng giao phối cận huyết. Ảnh: Việt Khánh.
Lợn con lúc mới tách sữa được tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin, cho ăn hoàn toàn bằng cám công nghiệp đến tháng thứ 2, sau đó giảm dần và cắt hoàn toàn thức ăn công nghiệp vào tháng thứ 4 sau đó chuyển ra các khu nuôi lợn thương phẩm. Ảnh: Việt Khánh.
Đến lúc được tách ra nuôi thương phẩm, nguồn thức ăn chủ yếu của lợn rừng là “chè khổng lồ”, các loại thức anh xanh, thô được trồng trong trang trại. Chè khổng lồ giúp quá trình tiêu hóa của lợn tốt hơn, ít dịch bệnh. Ảnh: Việt Khánh.
Thức ăn xanh được xay nhuyễn, trộn với cám gạo, bã sắn và ủ bằng men vi sinh trong vòng 12 giờ trước lúc hòa với nước cho lợn ăn. Ảnh: Việt Khánh.
Mỗi ngày, lợn sẽ được cho ăn ba lần bằng hỗn hợp nước, thức ăn xanh xay nhuyễn, cám gạo được ủ với men vi sinh trong vòng 12 giờ. Ảnh: Việt Khánh.
Lợn ăn bằng nguồn thức ăn này có khả năng chống chịu cao với dịch bệnh và nguồn phân thải ra giảm được mùi hôi thối. Ảnh: Việt Khánh.
Ngoài việc rải vôi bột, phun tiêu độc khử trùng định kỳ, vào mùa nắng, lợn thường xuyên được tắm mát. Ảnh: Việt Khánh.
End of content
Không có tin nào tiếp theo