Marcom

Thanh toán không tiền mặt đang gia tăng ở Việt Nam

Theo nghiên cứu của Visa, phần lớn người tiêu dùng (84% số người được khảo sát) đã chuyển đổi sang các hình thức kỹ thuật số và không sử dụng tiền mặt. Đại dịch đã thúc đẩy sự tăng trưởng của thương mại điện tử và các dịch vụ giao hàng, giao thức ăn.

Thương mại điện tử đưa hàng hóa Việt Nam kết nối với thị trường thế giới / Tiêu thụ hành tím Sóc Trăng thời Covid-19 trên sàn thương mại điện tử

Nghiên cứu mới nhất của Visa về thái độ thanh toán của người tiêu dùng cho thấy người Việt Nam kỳ vọng rằng đất nước sẽ tiến đến một xã hội không tiền mặt vào năm 2030, với phần lớn người tiêu dùng (84% số người được khảo sát) đã chuyển đổi sang các hình thức kỹ thuật số và không sử dụng tiền mặt.

Đại dịch đã thúc đẩy sự tăng trưởng của thương mại điện tử và các dịch vụ giao hàng, giao thức ăn. Một nghiên cứu của Kantar cho thấy hầu hết các “thói quen bình thường mới” hình thành trong đại dịch đều sẽ được duy trì.

Đại dịch COVID-19 đã làm gián đoạn hoạt động kinh doanh và mua sắm, thay đổi cách thức mua bán sản phẩm và dịch vụ. Các ngân hàng, công ty công nghệ tài chính và đơn vị chấp nhận thanh toán thẻ đã thấy được những thay đổi của thị trường – khi sự thành công đều phụ thuộc vào tính thuận tiện, liền mạch và an toàn của phương thức thanh toán, cùng với việc phổ cập cho người tiêu dùng trên diện rộng về các lợi ích và xu hướng của việc chuyển sang nền tảng số.

visa-7-jpeg-1624614571-9110-1624614777.j

Visa đồng hành cùng chuỗi sự kiện Ngày Không Tiền Mặt .

Người tiêu dùng Việt Nam đang dần ưu tiên lựa chọn sử dụng ví điện tử cũng như thanh toán không tiếp xúc và thanh toán bằng mã QR. 57% người tiêu dùng có tới 3 ứng dụng ví điện tử trên điện thoại, và 55% người tiêu dùng ưa thích ứng dụng có thể thực hiện tất cả các giao dịch1. Ngoài ra, theo dự đoán, sẽ có sự gia tăng mạnh mẽ trong việc sử dụng thẻ không tiếp xúc, thanh toán qua điện thoại di động và thanh toán bằng mã QR cho các giao dịch trực tiếp tại cửa hàng trong thời gian tới.

Thời gian qua, Visa đã tham gia nhiều hoạt động nhằm thúc đẩyviệc sử dụng thanh toán số. Mới đây nhất là hưởng ứng chuỗi sự kiện Ngày Không Tiền Mặt tại Việt Nam thông qua việc nâng cao nhận thức và mang đến nhiều lợi ích của thanh toán không tiền mặt cho doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Bà Đặng Tuyết Dung, Giám đốc Visa tại Việt Nam và Lào, cho biết: “Visa rất vui khi một lần nữa được đồng hành cùng chuỗi sự kiện Ngày Không Tiền Mặt và góp phần thúc đẩy thanh toán số tại Việt Nam, mang đến các công nghệ thanh toán tiên tiến và mạng lưới đối tác rộng lớn nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang các phương thức thanh toán an toàn, thuận tiện hơn”.

Để góp phần thúc đẩy việc sử dụng thanh toán số, Visa đã mở rộng mạng lưới đối tác và triển khai nhiều chương trình ưu đãi hấp dẫn trong khuôn khổ chuỗi sự kiện Ngày Không Tiền Mặt. Visa cùng với đối tác Moca, công ty hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực thanh toán số, sẽ mang đến cho chủ thẻ Visa lần đầu tiên liên kết thẻ trên ứng dụng Grab ưu đãi giảm đến 40.000 đồng cho một đơn hàng GrabFood có giá trị tối thiểu 80.000 đồng vào các ngày trong tuần.

Chủ thẻ Visa khi thực hiện giao dịch thanh toán trực tuyến trên các trang thương mại điện tử Lazada, Shopee, Tiki, Now hoặc thanh toán trực tuyến thông qua ví Moca trên ứng dụng Grab sẽ hưởng mức giảm giá lên đến 50.000 đồng. Các ưu đãi và hoàn tiền hấp dẫn khác áp dụng cho Agoda, Booking.com và thương hiệu thời trang cao cấp hàng đầu như Net-a-Porter và Farfetch. Chủ thẻ Visa còn được tặng voucher, ưu đãi giảm giá khi thanh toán không tiếp xúc tại chuỗi bán lẻ trà – cà phê Phúc Long, rạp chiếu phim CGV và dịch vụ taxi Mai Linh.

 

Visa cũng luôn đồng hành cùng doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) với chương trình “Ưu đãi thẻ doanh nghiệp Visa”. Chương trình này bao gồm mức giảm giá đa dạng cho giao dịch thanh toán qua thẻ doanh nghiệp Visa đối với các dịch vụ dành cho doanh nghiệp mong muốn mở rộng kinh doanh sang nền tảng trực tuyến, giúp nâng cao năng lực vận hành và cải thiện hiệu quả sử dụng ngân sách trong hoạt động quảng cáo, thu hút khách hàng, thương mại hóa sản phẩm, vận dụng các công cụ quản lý kết nối mạng.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm