Thứ trưởng Trần Quốc Phương: Việt Nam đã đạt kết quả tăng trưởng GDP khá cao
Tăng trách nhiệm tái chế, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn / Đẩy nhanh phát triển thị trường carbon, ngăn GDP bị “thổi bay” hàng tỷ USD
Theo đó, tốc độ tăng trưởng GDP 9 tháng đạt 4,24%, trong đó quý III đạt 5,33% là con số rất tích cực so với cùng kỳ năm ngoái. Kết quả này đã bù cho kết quả các quý trước và 9 tháng đạt kết quả chung GDP tăng 4,24%. Có thể thấy, Việt Nam đã đạt kết quả tăng trưởng GDP khá cao so với các nước khác.
Theo Thứ trưởng Trần Quốc Phương, kết quả đạt được đã khá lên sau từng tháng. “Chúng ta đã ứng phó thành công với những "cơn gió ngược" của năm nay nhờ chỉ đạo, điều hành linh hoạt, kịp thời của Chính phủ trong bối cảnh kinh tế thế giới, tình hình lạm phát toàn cầu đã ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế nước ta”, Thứ trưởng Trần Quốc Phương nhấn mạnh.
Phân tích kỹ hơn việc ứng phó và vượt qua những khó khăn, thách thức được coi là những trở lực, "cơn gió ngược", Thứ trưởng Trần Quốc Phương đánh giá cao công tác điều hành tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước trong 9 tháng vừa qua. Sự điều hành linh hoạt, hiệu quả của Ngân hàng Nhà nước đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận vốn thuận lợi, điều hành tỷ giá phù hợp, đảm bảo tính thanh khoản của toàn hệ thống.
“Bên cạnh đó, Việt Nam cũng vượt qua "cơn gió ngược" về lạm phát. CPI 6 tháng đầu năm khá cao nhưng CPI 9 tháng tăng 3,16% so với cùng kỳ năm trước so với dư địa 4,5% mà Quốc hội cho phép. Trong những tháng cuối năm, Chính phủ hoàn toàn có thể điều hành được”, Thứ trưởng Trần Quốc Phương nhấn mạnh.
Điểm sáng tiếp theo đó là giải ngân đầu tư công. Thứ trưởng Trần Quốc Phương cho biết, năm nay là năm có tổng lượng vốn đầu tư công cao nhất từ trước đến nay, do đó thách thức về giải ngân vô cùng lớn. Tuy nhiên, giải ngân vốn đầu tư công sau 9 tháng đạt 51% là kết quả rất đáng khích lệ.
“Trong rất nhiều năm qua, hiếm có năm nào sau 9 tháng kết quả giải ngân đã đạt được trên 50% mà thường dồn giải ngân vào những tháng cuối năm”, Thứ trưởng nhấn mạnh.
Cùng với đó, điểm nổi bật trong năm nay khi bối cảnh thế giới nhiều biến động thì đất nước đã đạt nhiều kết quả rất tốt về đối ngoại. Đây là nội dung rất quan trọng trong điều hành kinh tế vĩ mô và thúc đẩy tăng trưởng cả năm.
Trên thực tế, 9 tháng năm 2023, Việt Nam ghi nhận tốc độ tăng trưởng GDP rất ấn tượng 4,24%. Đây là mức tăng khá trong bối cảnh khó khăn của kinh tế toàn cầu; đặc biệt tốc độ tăng trưởng quý sau đã cao hơn quý trước, cụ thể quý I tăng 3,28%; quý II tăng 4,05%; quý III tăng 5,33% được nhận định là tín hiệu tốt.
Mặc dù, GDP tăng 4,24% trong 9 tháng thấp xa so với mục tiêu, nhưng vẫn là kết quả hết sức khả quan. Nhìn ra thế giới, các nền kinh tế lớn đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, như kinh tế châu Âu nói chung, khu vực EU nói riêng giảm sút trong bối cảnh lạm phát ở mức cao; Trung Quốc tăng trưởng chậm lại và không đạt mức kỳ vọng; kinh tế Nhật Bản chưa bước vào chu kỳ tăng trưởng mới và thoát khỏi tình trạng giảm phát kéo dài; kinh tế ASEAN có sự cải thiện, nhưng các quốc gia ASEAN 5 (ngoại trừ Việt Nam) vẫn đang áp dụng chính sách tiền tệ thắt chặt, nên đạt được tốc độ tăng trưởng cao là rất khó.
Mặc dù vậy, hoạt động sản xuất, kinh doanh đang đối mặt với rất nhiều khó khăn, nên Tổng cục Thống kê đã tính toán và dự báo năm nay GDP chỉ tăng trưởng xung quanh mức 5%. “Đạt được mức tăng trưởng 5% cũng không dễ. Để đạt con số này, GDP quý IV/2023 phải tăng tối thiểu 7%; trong khi nhiều khó khăn, thách thức tụ thành những “cơn gió ngược” đang khiến bức tranh kinh tế trở nên khó khăn”, Thứ trưởng Trần Quốc Phương cho hay.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Thủ tướng yêu cầu giảm mặt bằng lãi suất cho vay
Đại biểu Quốc hội đề xuất áp thuế suất ưu đãi cho cơ quan báo chí
Giá vàng thế giới ngày 28/11: Phục hồi sau chuỗi ngày giảm sâu
Giá ngoại tệ ngày 28/11/2024: USD chững lại tại một số ngân hàng thương mại lớn
Đầu tư Khai khoáng và Quản lý Tài sản FLC GAB bị xử phạt
Giá nông sản ngày 28/11/2024: Cà phê, hồ tiêu đồng loạt tăng mạnh