Thủ tướng chủ trì Hội thảo phục hồi kinh tế, thích ứng linh hoạt, an toàn với đại dịch
Quy định chi phí sử dụng dịch vụ trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia / Giải pháp kiềm chế giá xăng dầu tăng 'phi mã'
Hội thảo do Hội đồng Lý luận Trung ương phối hợp với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức; được kết nối trực tuyến giữa điểm cầu Hà Nội với đầu cầu 63 tỉnh ủy, thành ủy trong cả nước.
Ông Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phát biểu tại Hội thảo
Cùng dự tại điểm cầu Hà Nội có ông Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương; các Đại sứ, Trưởng đại diện các tổ chức, cơ quan nước ngoài tại Việt Nam; đông đảo các chuyên gia, nhà khoa học. Dự hội thảo tại 63 điểm cầu ở các tỉnh, thành phố có các đồng chí Bí thư tỉnh ủy, thành ủy; Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố và lãnh đạo các sở, ban, ngành liên quan. Phóng viên Vũ Khuyên đưa tin.
Đây là hội thảo thiết thực và có nhiều ý nghĩa nhằm triển khai, cụ thể hóa các kết luận của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ tư, khóa XIII vừa qua về một số vấn đề kinh tế-xã hội trên tinh thần mới, đổi mới tư duy, phương thức về phòng, chống, kiểm soát dịch bệnh gắn với phục hồi, duy trì phát triển sản xuất kinh doanh, thích ứng linh hoạt, an toàn, kiểm soát có hiệu quả đại dịch COVID-19; cũng như thực hiện Nghị quyết của Chính phủ về hướng dẫn tạm thời thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch COVID-19.
Toàn cảnh Hội thảo
Tham luận tại hội thảo, các đại biểu cho rằng, trong hơn một năm qua, với nỗ lực to lớn, tinh thần quyết liệt của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân, bằng các giải pháp xử lý đúng đắn, kịp thời và đồng bộ, Việt Nam đã kiểm soát tốt sự lây lan, phòng, chống dịch COVID-19 hiệu quả và duy trì phát triển kinh tế-xã hội, vẫn là một điểm sáng trên thế giới. Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, nhất là đợt bùng phát dịch lần thứ tư kể từ tháng 4/2021 đến nay, Việt Nam đang phải đối mặt với những hậu quả nặng nề của đại dịch COVID-19 trên mọi mặt của đời sống kinh tế-xã hội.
Đặc biệt, tác động của đại dịch đã làm cho nền kinh tế Việt Nam bị chệch ra khỏi quỹ đạo tăng trưởng, hiện đang ở mức thấp hơn đáng kể so với tăng trưởng tiềm năng; và điều này nếu không được khắc phục sớm, thì bản thân quỹ đạo tăng trưởng này có nguy cơ bị đảo chiều, có thể bị chuyển xuống mức tăng trưởng tiềm năng thấp hơn. Đại dịch lần này đã làm đứt gãy các liên kết trong nền kinh tế và trong các hoạt động của đời sống xã hội, dẫn đến đứt gãy sự kết nối giữa tổng cung và tổng cầu gồm: đứt gãy trong chuỗi sản xuất, chuỗi giá trị do đột ngột ngưng cung lao động; đứt gãy trong khâu vận chuyển, vận tải và hệ thống logistics; đứt gãy trong khu vực dịch vụ cần tiếp xúc trực tiếp...
Tại Hội thảo lãnh đạo các địa phương, các doanh nghiệp đã chia sẻ những kinh nghiệm, những mô hình vừa bảo đảm phòng, chống dịch hiệu quả; vừa duy trì phát triển kinh tế-xã hội; tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc để khắc phục các đứt gãy kinh tế, tăng cường phối hợp hành động nhằm thực thi thắng lợi mục tiêu kép trong trạng thái “bình thường mới”. Trong đó có các kinh nghiệm về đảm bảo năng lực y tế, đảm bảo an sinh xã hội, sự phối hợp giữa các địa phương...
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Hội thảo.
Đặc biệt, tại Hội thảo các chuyên gia, đại diện các tổ chức quốc tế, cơ quan nước ngoài tại Việt Nam đã có nhiều ý kiến thể hiện sự lạc quan vào tương lai phát triển của Việt Nam, với các giải pháp mà Việt Nam đã và đang thực hiện, nhất là khi các cân đối lớn, vĩ mô, chính sách tài khóa của Việt Nam vẫn đảm bảo. Đồng thời bày tỏ đồng tình và đề xuất các giải pháp nhằm thực hiện hiệu quả cao phục hồi kinh tế, thích ứng linh hoạt, an toàn với đại dịch COVID-19 như: tiếp tục đẩy mạnh chiến lược vaccine; động viên nhân dân tiếp tục thực hiện 5k và các giải pháp phòng, chống dịch khác; nâng cao năng lực của hệ thống y tế, nhất là y tế cơ sở; tiếp tục đảm bảo an sinh xã hội, nhất là nhóm yếu thế; đảm bảo lưu thông, di chuyển thông suốt, an toàn; kích cầu tiêu dùng; thúc đẩy đầu tư công; đẩy mạnh chuyển đổi số... Các đại biểu đặc biệt quan tâm đến việc các chính sách phải được xây dựng, thực thi nhất quán, thống nhất từ Trung ương tới địa phương.
Kết thúc hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá cao các ý kiến đóng góp tâm huyết của các doanh nghiệp, Thủ tướng cũng chia sẻ những khó khăn vướng mắc mà doanh nghiệp gặp phải. Thủ tướng cùng các thành viên Chính phủ sẽ tiếp thu ý kiến đóng góp của các doanh nghiệp để kịp thời đưa ra những quyết sách quan trọng khơi thông nguồn lực phát triển kinh tế trong thời giang tới.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Hai thách thức lớn doanh nghiệp phải đối mặt khi bán sản phẩm ra thị trường toàn cầu
Giá vàng thế giới tăng nhẹ trước thềm cuộc bầu cử Mỹ
Giá ngoại tệ ngày 5/11/2024: Đồng USD giảm giá trước bầu cử Tổng thống Mỹ
Doanh nghiệp Việt cung cấp giải pháp số sáng tạo tại thị trường Trung Đông
Giá nông sản ngày 5/11/2024: Cà phê tiếp tục giảm, hồ tiêu giữ giá
Giá heo hơi ngày 5/11/2024: Dao động trong khoảng từ 58.000 đến 64.000 đồng/kg