TP Hồ Chí Minh: Lên phương án tổ chức hoạt động trở lại chợ truyền thống, đẩy mạnh siêu thị mini di động
VN-Index điều chỉnh giảm 4 điểm trong phiên giao dịch 11/8 / Kỳ điều hành ngày 11/8: Giá xăng không tăng, giá dầu giảm nhẹ
Văn phòng UBND TP Hồ Chí Minh vừa có văn bản khẩn gửi Sở Công Thương, Sở Y tế, UBND TP Thủ Đức, UBND các quận, huyện về xây dựng phương án tổ chức chợ truyền thống hoạt động trở lại trong điều kiện bảo đảm an toàn.
Theo đó, UBND thành phố giao Sở Công Thương theo dõi, hướng dẫn UBND TP Thủ Đức và UBND các quận, huyện xây dựng phương án tổ chức hoạt động trở lại trong điều kiện an toàn đối với các chợ truyền thống trên địa bàn và các điểm bán lương thực thực phẩm thiết yếu.
Đối với UBND TP Thủ Đức và các quận, huyện, UBND thành phố yêu cầu bám sát các hướng dẫn của Sở Công Thương, căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương khẩn trương thực hiện khảo sát, đánh giá và xây dựng phương án tổ chức hoạt động lại trong điều kiện an toàn đối với các chợ truyền thống hoặc triển khai phương án tổ chức các điểm bán lương thực, thực phẩm thiết yếu, các mặt hàng tươi sống tại các chợ hiện đang tạm ngưng hoạt động.
Trong đó, ưu tiên chú trọng các nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống dịch COVID-19 nhằm bảo đảm việc cung ứng hàng hóa cho người dân được nhanh chóng, kịp thời và an toàn theo đúng chỉ đạo của Chính phủ và UBND TP Hồ Chí Minh.
Để đưa lương thực, thực phẩm tiếp cận người dân tốt hơn, Sở Công thương TP Hồ Chí Minh đang đẩy mạnh thực hiện "siêu thị mini di động" từ cải tạo các xe buýt.
Ngoài ra, các địa phương phải đăng ký thời hạn, tiến độ triển khai, kịp thời báo cáo kết quả thực hiện, các khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện để Sở Công Thương kịp thời hỗ trợ, tháo gỡ. Chỉ đạo đơn vị y tế phối hợp các đơn vị quản lý chợ thực hiện lấy mẫu xét nghiệm nhanh, ngẫu nhiên đối với tiểu thương, người mua hàng tại chợ/điểm bán; thực hiện phun xịt, khử khuẩn định kỳ đối với điểm bán hiện đang hoạt động.
Theo Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh, hiện thành phố có 40 chợ đang hoạt động và 197 chợ tạm ngưng (tính cả 3 chợ đầu mối) trong tổng số 237 chợ. Như vậy, thành phố có thêm 8 chợ được hoạt động lại so với thời điểm cuối tháng 7.
Sở Công Thương cho biết thêm, nhiều điểm chợ vẫn còn gặp khó mở bán trở lại do dịch bệnh diễn biến phức tạp, đặc biệt các chợ nằm trong khu dân cư đông đúc đang phải tạm ngưng trong thời gian dài. Do đó, để hỗ trợ nguồn cung thực phẩm cho người dân, nhiều quận huyện cho biết sẽ tăng mạnh giải pháp bán hàng lưu động, hàng online, bán hàng theo nhóm.
Để đưa lương thực, thực phẩm tiếp cận người dân tốt hơn, Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh đang đẩy mạnh thực hiện "siêu thị mini di động" nhờ cải tạo các xe buýt với sự góp sức của Grove Fresh, Samco và Công ty CP Xe khách Sài Gòn tiếp tục lên đường phục vụ người dân trên địa bàn thành phố.
Chiếc xe buýt 52 chỗ được tháo ghế, lắp đặt quầy kệ với đầy đủ hàng hóa tiện nghi như một siêu thị lại mang tính cơ động giúp đưa thực phẩm và hàng thiết yếu đến các khu dân cư đang khan hiếm nguồn thực phẩm.
Ông Bùi Tá Hoàng Vũ- Giám đốc Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh cho biết: "Trong quá trình phòng chống dịch có rất nhiều cơ sở bán lẻ, chợ truyền thống phải tạm ngưng hoạt động trong một thời gian. Do đó, siêu thị mini di động là một giải pháp bổ trợ cho người dân tại các địa phương có chợ, siêu thị đang đóng cửa có thể mua sắm".
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Hội chợ đặc sản 2024: Cầu nối đưa sản phẩm Việt vươn xa
Giá vàng trong nước ngày 22/11: Tiếp tục tăng mạnh
Giá ngoại tệ ngày 22/11/2024: USD đạt đỉnh 13 tháng, chạm mốc 107,05 điểm
Giá vàng thế giới: Tăng mạnh, đạt đỉnh hơn một tuần qua
Đề xuất ưu đãi thuế cho doanh nghiệp doanh thu thấp
Giá nông sản ngày 22/11/2024: Cà phê, hồ tiêu đồng loạt tăng mạnh