Trả mặt bằng kinh doanh do ảnh hưởng của COVID-19 có mất tiền đặt cọc?
Mỹ là thị trường nhập khẩu đầy tiềm năng đối với trái cây Việt Nam / Giải pháp nào cho quá trình cung ứng nông sản không bị ngưng trệ?
Làn sóng trả mặt bằng, cửa hàng
Đợt dịch COVID-19 mới tiếp tục tác động mạnh đến thị trường cho thuê cửa hàng, mặt bằng kinh doanh. Trên khắp các trang mạng xã hội, hội nhóm về môi giới bất động sản tràn ngập thông tin cho thuê hoặc sang nhượng cửa hàng. Nhiều mặt bằng đã treo biển cả tháng vẫn chưa tìm được khách mới.
Nhiều địa điểm trước đây được coi là đắc địa trong kinh doanh tại các trung tâm thương mại, khu phố lớn như phố Huế, Hàng Bông, Đinh Tiên Hoàng, Chùa Bộc, Ngụy Như Kon Tum… khó tìm được mặt bằng thì nay liên tục cửa đóng, then cài và treo biển thanh lý cửa hàng, trả mặt bằng.
Tại phố Chùa Bộc (quận Đống Đa) từ khi dịch COVID-19 xuất hiện, việc kinh doanh trở nên khó khăn, nhiều chủ cửa hàng đã trả lại mặt bằng, không ít căn nhà bỏ trống nhiều tháng không có khách thuê. Một số chủ nhà đã giảm giá đến 50% so với trước dịch nhưng cũng khó tìm khách.
Anh Nguyễn Anh Tuấn, một chủ shop thời trang trên phố Chùa Bộc chia sẻ: “Việc kinh doanh khó khăn, đợt dịch nào cũng phải đóng cửa hàng vì đây là mặt hàng không thiết yếu. Trong những đợt dịch đầu, tôi còn cầm cự, duy trì cửa hàng dù bù lỗ tiền cửa hàng nhưng tới giờ, liên tục bù lỗ cũng hết sực chịu đựng”.
Tương tự, chị Nguyễn Hương Trà, chủ một quán cà phê ở phố Huế (quận Hai Bà Trưng) cũng vừa phải trả lại mặt bằng do nhiều tháng liền kinh doanh thua lỗ.
“Nhiều người kinh doanh phải đóng cửa hàng cắt lỗ, nếu mở hàng kinh doanh thời điểm này là quá mạo hiểm, chỉ riêng chi phí mặt bằng không chịu nổi không nói đến việc trả lương nhân viên” - chị Nguyễn Hương Trà nói.
Không chỉ người đi thuê cửa hàng khó khăn, các chủ nhà cho thuê cửa hàng mặt bằng kinh doanh cũng giảm sút doanh thu. Chị Đỗ Thùy Linh một chủ nhà trên phố Bà Triệu cho biết: “Bình thường mặt bằng kinh doanh tại khu vực giá 30 - 50 triệu đồng, có mặt bằng là tranh nhau thuê. Hiện tại, giá thuê đã giảm gần 50% vẫn khó tìm khách thuê, trên phố Bà Triệu nhiều cửa hàng để không mấy tháng”.
Phát sinh tranh chấp
Việc kinh doanh khó khăn do dịch bệnh khiến nhiều cửa hàng phải đóng cửa, từ đây cũng phát sinh những tranh chấp. Trên các hội nhóm kinh doanh thời trang, hội kinh doanh quán cafe tại Hà Nội… liên tục có các ý kiến về mức giảm tiền nhà cho thuê do bệnh dịch, việc dừng hợp đồng thuê trước hạn và nhiều nhất là câu chuyện trả mặt bằng kinh doanh bị mất tiền đặt cọc.
Anh Trần Thành Ngọc một chủ cửa hàng cafe trên đường Thái Phiên (quận Hai Bà Trưng) chia sẻ, trụ qua 2 đợt dịch, đến đợt dịch thứ 3 không thể bù lỗ được phải đóng cửa hàng, khi bán hàng thì lại tranh chấp với chủ nhà về tiền thuê.
“Khi đóng cửa hàng còn 3 tháng tiền thuê nhà 75 triệu đồng cộng với 25 triệu đồng tiền đặt cọc nhưng chủ nhà chỉ trả lại 50 triệu đồng. Chủ nhà cho rằng, tôi trả mặt bằng trước hạn không báo trước vi phạm hợp đồng nên mất tiền cọc và phạt 1 tháng tiền nhà. Tuy nhiên, đây không phải việc phá hợp đồng mà do bệnh dịch không kinh doanh được, nói mãi chủ nhà vẫn không chịu” - anh Trần Thành Ngọc nói.
Anh Trần Phương Hà, một chủ nhà tại phố Ngụy Như Kon Tum (quận Thanh Xuân) cho rằng, trong kinh doanh hợp đồng ký các bên tuân thủ, việc dịch bệnh kinh doanh khó khăn 2 bên thỏa thuận về tiền nhà. Việc dừng trước hạn hợp đồng thuê thì dựa theo các điều kiện của hợp đồng, khi ký hợp đồng đã rõ ràng chứ đâu phải ép người thuê, còn giảm bao nhiêu tiền do dịch bệnh thì phải tùy chủ nhà.
Luật sư Trương Anh Tuấn - Giámđốcông ty luật TNHH Pháp Gia cho biết, đóng cửa hàng, dừng hợp đồng thuê cửa hàng trước hạn do dịch bệnh là bất khả kháng. Vì lý do dịch bệnh và các dịch vụ kinh doanh phải đóng cửa nên gây ảnh hưởng đến doanh thu, khả năng chi trả của bên thuê mà không phải do lỗi của bên thuê nên có căn cứ để xác định và yêu cầu bên cho thuê hoàn trả lại tiền cọc, chấm dứt hợp đồng thuê mặt bằng.
Theo quy định tại Điều 156 Bộ luật Dân sự 2015 xác định: Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép. Xét vào trường hợp dịch COVID-19 có thể đáp ứng đầy đủ ba điều kiện cơ bản đầu tiên để được coi là một sự kiện bất khả kháng theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015: Xảy ra một cách khách quan (không do các bên tạo ra hoặc phát sinh do lỗi chủ quan của các bên); Không thể lường trước được (nằm ngoài dự đoán của các bên trong trường hợp hợp đồng được giao kết trước thời điểm COVID-19); Không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép (việc khắc phục COVID-19 nằm ngoài khả năng của các chủ thể theo hợp đồng). |
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng ngày 3/1/2025: SJC cùng vàng nhẫn tăng vọt
PMI ngành sản xuất sụt giảm tháng cuối năm 2024
Giá ngoại tệ ngày 3/1/2025: USD đạt mức cao mới, Index vượt ngưỡng 109
Giá nông sản ngày 3/1/2025: Cà phê và hồ tiêu tiếp tục giữ mức cao
Giá heo hơi ngày 3/1/2025: Ổn định trên cả nước
Đà Nẵng: Tổ chức 14 điểm bán hàng bình ổn giá dịp Tết Ất Tỵ 2025