Trúc sào – cây xoá đói giảm nghèo ở Bảo Lạc, Cao Bằng
Hải Phòng: Ngư dân làm giàu từ nuôi ngao biển / Hậu Giang: Làm giàu từ mô hình nuôi cua đinh
Theo thống kê, tổng diện tích tự nhiên của huyện Bảo Lạc hiện là trên 91,9 nghìn ha; trong đó diện tích đất lâm nghiệp chiếm khoảng hơn 89,9 %. Đặc điểm nổi bật của Bảo Lạc là diện tích đất lâm nghiệp lớn với nhiều tiềm năng kinh tế đồi rừng.
Mở rộng diện tích trồng trúc sào
Phát huy lợi thế diện tích đất lâm nghiệp nhiều tiềm năng, những năm qua huyện Bảo Lạc đã thực hiện có hiệu quả chủ trương đẩy mạnh phát triển kinh tế đồi rừng, chú trọng mở rộng diện tích các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao như: trúc sào, hồi, quế...
Bên cạnh đó, Bảo Lạc cũng đã hoàn thành việc quy hoạch các vùng sản xuất tập trung như vùng trồng trúc sào tại các xã: Huy Giáp, Sơn Lộ, Hưng Đạo, Đình Phùng...
Trúc sào đã làm cuộc sống người dân ấm no và thay đổi cuộc sống người dân nơi đây. Chỉ tính tính xã Huy Giáp hiện đã có hơn 1.000 ha trúc sào, có diện tích trồng trúc sào lớn nhất huyện Bảo Lạc.
Theo thống kê, hàng năm, người dân xã Huy Giáp xuất bán khoảng 1.000 xe trúc sào, thu nhập gần 9 tỷ đồng/năm. Bình quân mỗi hộ trồng trúc sào bán 3 - 6 xe trúc/năm; có hộ bán 15 - 30 xe trúc/năm. Với giá bán trúc sào dao động từ 8,5 - 9 triệu đồng/xe/5 tấn tùy theo từng loại trúc nên nhiều hộ có thu nhập trên 100 triệu đồng từ tiền bán trúc sào.
Ông Đặng Quý Tấn ở xóm Lũng Pán chia sẻ, nhờ huyện quy hoạch trồng trúc sào, gia đình ông đã có cuộc sống ấm no, mua được nhiều tiện nghi như xe máy, tivi, tủ lạnh… phục vụ sinh hoạt trong nhà.
Còn rất nhiều gương điển hình trồng trúc sào mang đến cuộc sống ấm no như ông Đặng Phụ Tỉnh ở xóm Lũng Pán, ông Đặng Phụ Lìn ở xóm Nặm Cốp, ông Thào A Lềnh ở xóm Cắm Dưới...
Theo lãnh đạo huyện Bảo Lạc, chỉ tính trong giai đoạn 2016 - 2018, toàn huyện đã tiến hành trồng mới 41 ha trúc; nâng diện tích trúc sào toàn huyện lên trên 1.892,8 ha với khoảng 800 ha đang cho khai thác ổn định theo hướng sản xuất trở thành hàng hóa.
Còn ông Lầu A Mũ, Phó Chủ tịch UBND xã Huy Giáp cho biết, với việc đẩy mạnh phát triển cây trúc sào theo hướng hàng hóa, thu nhập của người dân trong xã đã được nâng lên.
“Năm 2018, bình quân thu nhập toàn xã đã đạt trên 20 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 48 % (năm 2016) xuống còn gần 30% (năm 2018); đời sống của nhân dân ngày càng được nâng lên; toàn xã đã có gần 20 hộ mua được ô tô phục vụ việc vận chuyển nông, lâm sản các loại”, ông Lầu A Mũ chia sẻ.
Chú trọng phát triển cây thế mạnh
Bên cạnh cây trúc sào, huyện Bảo Lạc còn quy hoạch và đẩy mạnh phát triển các vùng trồng hồi, quế tại một số xã như Cốc Pàng, Thượng Hà, Hưng Thịnh, Cô Ba... Tính đến nay diện tích hồi toàn huyện lên 1.810 ha, quế khoảng 163 ha với 80 ha đã đến tuổi khai thác. Thu nhập từ việc chưng cất tinh dầu hồi của người dân địa phương đã đạt bình quân từ 60 - 120 triệu đồng/ha.
Ngoài ra, huyện Bảo Lạc còn chú trọng phát triển một số loại cây ăn quả đặc sản, đặc hữu của địa phương như: lê vàng, lê xanh, mận máu. Đến đầu năm 2019, toàn huyện đã có 22 ha mận máu, 13 ha lê trên đất đồi, đất vườn. Hiệu quả phát triển các loại cây trồng này đã trực tiếp góp phần giúp nâng cao thu nhập, tạo sinh kế bền vững, ổn định cho người dân, duy trì được các loại cây ăn quả đặc sản, đặc hữu của địa phương.
Chính nhờ định hướng đúng, kế hoạch sát cùng sự quan tâm của các cấp, các ngành đã giúp nhiều hộ dân vươn lên thoát nghèo bền vững và làm giàu chính đáng, góp phần đáng kể trong phát triển kinh tế, nâng cao hiệu quả xóa đói giảm nghèo của địa phương.
Trước đó, lãnh đạo huyện Bảo Lạc chia sẻ với báo chí, quan điểm của huyện là nhất quán chủ trương tập trung phát triển kinh tế đồi rừng gắn với các loại cây trồng thế mạnh của địa phương như: trúc sào, hồi, quế, lê, mận máu... Mục tiêu phấn đấu đến năm 2020, toàn huyện phát triển được 2.000ha trúc sào, 2.000ha hồi, 200ha quế, 100ha mận máu, 70ha lê vàng, 20ha lê xanh...
Để sớm hoàn thành mục tiêu này, thời gian tới huyện Bảo Lạc sẽ tăng cường quản lý, khai thác và sử dụng hợp lý, có hiệu quả diện tích đất đồi rừng. Tiếp tục nhân rộng những mô hình kinh tế đồi rừng có hiệu quả, tuyên truyền nâng cao nhận thức về lợi ích kinh tế đồi, rừng và khuyến khích người dân đưa những giống cây lâm nghiệp, cây ăn quả hàng hóa có hiệu quả kinh tế cao vào sản xuất, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống. Xây dựng các vùng sản xuất chuyên canh theo chuỗi giá trị, hỗ trợ đầu tư mô hình sản xuất, tìm kiếm thị trường tiêu thụ.
Nhờ có chủ trương đúng đắn, từ năm năm 2015 đến nay, kinh tế của huyện đã được duy trì ở mức tăng trưởng bình quân 12 - 15%/năm; đời sống người dân từng bước được nâng cao.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
FPT mở thêm văn phòng tại Cần Thơ
Ba lĩnh vực được dự báo tăng trưởng ấn tượng
Giá vàng ngày 23/12/2024: Biến động trái chiều
Giá ngoại tệ ngày 23/12/2024: USD vẫn tăng mạnh nhờ động thái của Fed
Giá heo hơi ngày 23/12/2024: Miền Bắc thiết lập mức giá mới
Doanh nghiệp nước giải khát đẩy mạnh phát triển bền vững
Cây trúc sào mang no ấm cho bà con ở huyện Bảo Lạc (Ảnh:Internet)