Thị trường

TS Trần Đình Thiên: Nói tới năng lực doanh nghiệp Việt là... "chỉ muốn khóc"

"Bàn về doanh nghiệp Việt rất xúc động, nói tới doanh nghiệp Việt rất tự hào nhưng sức yếu quá, yếu đến mức ai yêu đất nước nói tới năng lực Việt đều muốn khóc".

Việt Nam khó có cơ hội nâng tỷ trọng cổ phiếu / TP.HCM họp bàn thúc đẩy phát triển các sản phẩm chủ lực

Đây là khẳng định của TS Trần Đình Thiên, chuyên gia kinh tế, thành viên Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam tại Hội nghị "Ổn đinh kinh tế và cạnh tranh của doanh nghiệp Việt" được tổ chức sáng 15/5 tại Hà Nội.

TS Trần Đình Thiên: Nói tới năng lực doanh nghiệp Việt là... chỉ muốn khóc - 1

PGS. TS Trần Đình Thiên, chuyên gia kinh tế, thành viên Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng, nguyên Viện trưởng Viện kinh tế Việt Nam.

Theo TS Trần Đình Thiên, hiện nay nói về khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt thì có không nhiều doanh nghiệp lớn, đủ sức cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam và cạnh tranh trên trường quốc tế.

Ông này cho rằng, Việt Nam tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do song và đa phương thế hệ mới (FTAs) nhưng doanh nghiệp ngoại 100% vốn FDI vào và chủ yếu họ hưởng lợi.

Ông Thiên nói, nếu nói đến doanh nghiệp Việt, chúng ta phải đặt lại câu hỏi Việt Nam thực sự có một lực lượng doanh nghiệp Việt hay không hay chỉ có tập hợp các doanh nghiệp khác chuỗi sản xuất, khác chuỗi giá trị nhưng cùng đặc điểm, nhỏ bé, sống tách biệt và không phụ thuộc nhau?

"Hiện hơn 65% doanh nghiệp là siêu nhỏ - không thể định nghĩa được, chớp mắt một cái họ đã biến thể khác không nhìn thấy được. Tại sao doanh nghiệp siêu nhỏ chiếm tỷ lệ lớn như vậy? Chúng ta phải tìm ra nguyên nhân và thay đổi quy mô doanh nghiệp Việt", ông Thiên đặt câu hỏi.

Theo vị chuyên gia này, đã đến lúc các nhà điều hành của Việt Nam cần nhấn mạnh đến khái niệm "Make in Vietnam" và "Make by Vietnam" bởi nó đồng nghĩa với việc làm ra bởi người Việt Nam, bởi giá trị gia tăng từ công nghệ Việt, kể cả công nghệ đi mua nhưng là ý chí của người Việt.

Ông Thiên cho rằng, khái niệm trên hoàn khác với khái niệm "Made in Vietnam", cái này có nghĩa là bao gồm tất cả sản phẩm được làm ra ở Việt Nam, nhưng bao gồm cả doanh nghiệp nước ngoài, độc lập và có chuỗi sản xuất riêng. Họ vào Việt Nam chủ yếu tận dụng các FTAs để xuất khẩu, lấy giá trị thặng dư, không chuyển giao công nghệ, không xây dựng chuỗi liên kết giá trị, sản phẩm...

TS Thiên khẳng định: Tách rời khái niệm không phải để có ý phân biệt, chia lợi ích mà để chúng ta nhìn rõ bản chất công nghệ Việt, năng lực người Việt ở đâu trong bản đồ giá trị để chúng ta soi chiếu, đánh giá và cố gắng. Thời đại 4.0, tiếp cận công nghệ, khoa học dễ dàng hơn, chỉ quan trọng là ta có mua được công nghệ đó, ứng dụng và thay đổi chính mình.

Ví dụ được ông Thiên chia sẻ là nhiều doanh nghiêp tư nhân hiện đang đối diện với Cách mạng công nghệ 4.0 và giờ họ không biết đi đâu về đâu.

"Hàng chục hãng taxi, hàng chục nghìn chiếc taxi thua Grab, thua một hệ điều hành, một phần mềm. Nếu việc xử lý cãi nhau giữa taxi truyền thống và Uber, Grab như này thì bao giờ mới giải quyết xong vấn đề phát triển của DN Việt Nam?", TS Thiên nói.

PGS, TS Trần Đình Thiên nhấn mạnh, thời buổi công nghệ đi đầu, Cách mạng 4.0 đang phá vỡ mọi cấu trúc thặng dư và giá trị, vượt qua khuôn khổ luật pháp. Muốn đổi mới, không đi thụt lùi thì phải có luật và dám vượt qua rủi ro, mạo hiểm.

TS Cấn Văn Lực, Chuyên gia tài chính - tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước cho biết: Việt Nam là nền kinh tế rất mở, trong bối cảnh hiện nay rủi ro bên ngoài rất nhiều. Trong khi đó, nội tại, thể lực của kinh tế Việt Nam có tốt lên nhưng cũng có nhiều vấn đề cần giải quyết căn cơ, tận gốc.

Theo ông này, bối cảnh thương mại thế giới đang phức tạp, Việt Nam cần tăng khả năng chống chọi với cú sốc bên ngoài để tăng khả năng chống chịu trong tương lai như hiện tại là cuộc chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc có tác động lớn đến Việt Nam.

Ông Lực dẫn chứng hàng loạt vấn đề mà các nhà điều hành của Việt Nam cần khắ phục như: Quá trình tái cơ cấu nền kinh tế Việt Nam còn chậm, tiềm ẩn rủi ro đối với một số cán cân vĩ mô, đây là vấn đề đáng lo ngại; Nợ công và nợ nước ngoài đã giảm nhưng có thể vượt ngưỡng nếu chúng ta không khéo điều hành;kinh doanh luôn tiềm ẩn rủi ro, vấn đề là chấp nhận rủi ro và kiểm soát rủi ro.

Theo dantri.com.vn
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm