Thị trường

Ủy ban Kinh tế của Quốc hội: Doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ vẫn gặp nhiều khó khăn

DNVN - Trong báo cáo thẩm tra đánh giá bổ sung kết quả thực hiện NQ của Quốc hội về Kế hoạch phát triển KT - XH năm 2018; kết quả thực hiện những tháng đầu năm 2019 trình bày tại phiên họp của UBTV Quốc hội sáng 08/5, Chủ nhiệm UB Kinh tế Vũ Hồng Thanh đề nghị đánh giá cụ thể hơn một số vấn đề, trong đó nhấn mạnh những khó khăn của DN.

Buông lỏng quản lý, giám sát quy chuẩn chung cư, nhà cao tầng / Xuất khẩu cá tra sang ASEAN nhiều điểm sáng

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết: Hoạt động doanh nghiệp trong thời gian qua đã ghi nhận mức gia tăng đáng kể cả về số lượng và quy mô vốn bình quân của doanh nghiệp thành lập mới. Tuy nhiên, số lượng doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh, tạm ngừng hoạt động hoặc giải thể tăng cao, đặc biệt là nhóm doanh nghiệp vừa và lớn (quy mô vốn từ 50-100 tỷ và trên 100 tỷ đồng) và doanh nghiệp ở các vùng có điều kiện kinh tế- xã hội còn khó khăn.
Nãm 2018 có 131.275 doanh nghiệp ðãng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký là 1.478,1 nghìn tỷ đồng, tãng 3,5% về số doanh nghiệp và tãng 14,1% về số vốn đãng ký so với nãm 2017.
Theo số liệu công bố của Cục Đăng ký kinh doanh (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), số lượng doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn trong năm 2018 là 27.126 doanh nghiệp, tăng 25,1% so với năm 2017, trong đó: phân theo quy mô, số doanh nghiệp quy mô vừa tăng 27,3%, doanh nghiệp quy mô lớn tăng 52%; phân theo vùng, doanh nghiệp ở vùng Trung du và Miền núi phía Bắc tăng 36,1%, vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung tăng 32,2%. Số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động không đăng ký hoặc chờ giải thể và doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể trong năm 2018 cũng tăng cao, đặc biệt là doanh nghiệp có quy mô vừa và lớn và
Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Bên cạnh đó, việc kết nối giữa các doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) còn thiếu hiệu quả, chưa tạo nên hiệu ứng lan tỏa tích cực về công nghệ và tạo ra năng lực sản xuất mới cho nền kinh tế.
Về môi trường kinh doanh, các bộ, ngành có nhiều nỗ lực để rà soát, loại bỏ những thủ tục, điều kiện kinh doanh bất hợp lý nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, về cơ bản đã chấm dứt tình trạng một mặt hàng chịu sự kiểm tra của nhiều cơ quan khác nhau.
Tuy nhiên, theo phản ánh của nhiều doanh nghiệp, những cải cách của các Bộ, ngành, địa phương đã bước đầu đi vào cuộc sống nhưng còn chậm và không đều trên các lĩnh vực, có cải cách chưa mang lại hiệu quả thực chất.
Nãm 2018, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã điều tra 12.500 doanh nghiệp. Ví dụ như: giáo dục chậm chuyển biến, rào cản điều kiện kinh doanh còn phổ biến trong lĩnh vực này; vấn đề kiểm tra chất lượng, kiểm tra hiệu suất năng lượng tối thiểu đối với hàng hóa xuất nhập khẩu còn nhiều trở ngại, tốn kém, lãng phí về thời gian, chi phí và gây rủi ro cho doanh nghiệp;…
Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) cũng cho thấy Việt Nam xếp thứ 77/140 nền kinh tế về năng lực cạnh tranh (giảm 3 bậc so với năm 2017).
Việc thực hiện chính sách chuyển đổi hộ kinh doanh thành doanh nghiệp chưa đạt kết quả như mong đợi. Mặc dù môi trường kinh doanh đã bình đẳng hơn, chính quyền cấp tỉnh năng động, sáng tạo hơn nhưng có nơi vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp, nhà đầu tư.
Đầu tư tư nhân khó có sự bứt phá bởi tăng trưởng tín dụng chậm, thị trường trái phiếu doanh nghiệp chưa phát triển. Đồng thời, còn nhiều quan ngại về những hạn chế như: chi phí không chính thức giảm nhưng còn ở mức cao; việc gia nhập thị trường vẫn còn nhiều khó khăn; thủ tục hành chính về đất đai, thuế, quản lý thị trường, giao thông vận tải… còn phiền hà; tính minh bạch thông tin của chính quyền ít được cải thiện, các doanh nghiệp siêu nhỏ, vừa và nhỏ vẫn đang gặp nhiều khó khăn.
Các cơ chế, chính sách, pháp luật về khoa học công nghệ tiếp tục được hoàn thiện, nhất là củng cố hành lang pháp lý hỗ trợ các nhóm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, tuy nhiên vẫn chưa đồng bộ hóa các chính sách để phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trở thành động lực nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo từng bước được hình thành và phát triển, tuy nhiên chưa có nhiều chính sách đột phá, nhất là các chính sách về tài chính, thủ tục hành chính để thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo, thương mại hóa nghiên cứu, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp khoa học và công nghệ.
Việc tăng cường, hỗ trợ doanh nghiệp tham gia vào các chuỗi cung ứng theo chuỗi giá trị, bao gồm cả chuỗi giá trị của doanh nghiệp FDI (chính sách tín dụng theo chuỗi giá trị) chưa thực sự hiệu quả.
Bên cạnh đó, vấn đề chuyển đổi số, hình thành hạ tầng dữ liệu để tạo thuận lợi cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế số vẫn chưa có bước triển khai cụ thể, dù đã được đề cập nhiều tại các cuộc làm việc, hội thảo, trao đổi thông tin ở các cấp, ngành.
Sáng 8/5, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc Phiên họp thứ 34.
Trong thời gian 3 ngày, tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tập trung cho ý kiến về các nội dung chuẩn bị của Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIV và xem xét quyết định các nội dung theo thẩm quyền.

Nguyệt Minh
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm