Việt Nam nằm trong tốp đầu châu Á về đầu tư cơ sở hạ tầng
Quảng Nam: Hơn 100 doanh nghiệp tham gia chương trình kích cầu du lịch năm 2024 / Giới chuyên gia kỳ vọng gì về đấu thầu vàng?
Tham dự Phiên thảo luận có Chủ tịch Đại hội đồng LHQ Dennis Francis, Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda và đại diện các nước thành viên LHQ.
Phóng viên TTXVN tại New York dẫn lời Chủ tịch Đại hội đồng LHQ Dennis Francis nêu bật tầm quan trọng của chiến lược phát triển cơ sở hạ tầng trong việc đạt được tất cả các mục tiêu phát triển bền vững, đồng thời nhấn mạnh yêu cầu tăng cường hỗ trợ tài chính và đầu tư vào cơ sở hạ tầng chất lượng, đáng tin cậy và bền vững. Các nước tham gia Phiên thảo luận cũng chia sẻ các kinh nghiệm, thực tiễn tốt và thách thức đặt ra nhằm thu hẹp khoảng cách trong phát triển và kết nối cơ sở hạ tầng, cũng như thúc đẩy quan hệ đối tác, đoàn kết và đổi mới để phát triển cơ sở hạ tầng bền vững.
Phát biểu tại Phiên thảo luận, Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại LHQ Đặng Hoàng Giang khẳng định thúc đẩy kết nối giữa và trong các quốc gia là cần thiết để phát triển kinh tế, tạo việc làm, đảm bảo hiệu quả chuỗi cung ứng và tăng cường bền vững. Để thúc đẩy kết nối cơ sở hạ tầng, Đại sứ Đặng Hoàng Giang đề xuất cần tăng cường hợp tác và đoàn kết quốc tế, thông qua hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật để thu hẹp khoảng cách về phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt là với các nước đang phát triển. Các quốc gia cần tăng cường khả năng chống chịu của hệ thống cơ sở hạ tầng thông qua đầu tư vào năng lượng tái tạo, công nghệ giao thông xanh và cơ sở hạ tầng số, với sự tham gia đóng góp về thể chế và tài chính của cả khu vực công và tư. Đồng thời, nỗ lực ở cấp độ toàn cầu về kết nối cơ sở hạ tầng cần gắn liền với các sáng kiến ở cấp độ khu vực và quốc gia, với ví dụ tiêu biểu là Kế hoạch Tổng thể về kết nối của ASEAN 2025 nhằm mục đích tăng cường kết nối khu vực và hỗ trợ trong suốt vòng đời của các dự án cơ sở hạ tầng ở khu vực.
Đại sứ Đặng Hoàng Giang nhấn mạnh xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại và đồng bộ là 1 trong 3 đột phá chiến lược của Chính phủ Việt Nam để phát triển bền vững. Việt Nam là một trong những quốc gia dẫn đầu châu Á về đầu tư cho cơ sợ hạ tầng, dành 5,7% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cho các dự án trong lĩnh vực này. Đến nay, Việt Nam đã đưa vào khai thác 1.729 km đường cao tốc và phấn đấu đạt 3.000 km đến năm 2025. Đồng thời, Việt Nam tiếp tục phát triển kết nối cơ sở hạ tầng với các nước láng giềng, trong đó có Lào, qua đó thúc đẩy kết nối khu vực và liên khu vực.
Chính phủ Việt Nam tiếp tục ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng bền vững thông qua đầu tư vào năng lượng tái tạo, hệ thống giao thông xanh, cũng như khuyến khích sản xuất và sử dụng các phương tiện công cộng chạy bằng điện. Đại sứ Đặng Hoàng Giang cũng bày tỏ cảm ơn các đối tác hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) đã hỗ trợ kịp thời và hiệu quả những dự án phát triển cơ sở hạ tầng của Việt Nam.
“Tuần lễ bền vững” năm nay, diễn ra từ ngày 15-19/4, là sáng kiến của Chủ tịch Đại hội đồng LHQ Khóa 78 về việc tổ chức một chuỗi Phiên họp cấp cao của Đại hội đồng LHQ để thảo luận những chủ đề liên quan đến phát triển bền vững nhằm thu hút sự tham dự của lãnh đạo cấp cao các nước, góp phần huy động ý chí chính trị để thúc đẩy quá trình thực hiện Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng trong nước ngày 25/12/2024: Duy trì ổn định bất chấp vàng thế giới tăng
Giá ngoại tệ ngày 25/12/2024: USD giữ đà tăng trong kỳ nghỉ lễ
Giá nông sản ngày 25/12/2024: Giá cà phê tăng nhẹ, hồ tiêu giữ vững mức cao
Cam kết những giá trị bền vững dẫn lối cho sự phát triển của Masterise
Giá heo hơi ngày 25/12/2024: Miền Nam và miền Trung tiếp tục xu hướng tăng
FID báo cáo sai khoản lỗ