Việt Nam thuộc nhóm nước có tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất
IMF dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam đạt 6,5% trong năm 2019 / Doanh nghiệp Việt “thắng thế” trên thị trường thương mại điện tử
Theo bản tin, trong quý 1/2019, số người có việc làm là 54,32 triệu người, giảm 207,71 nghìn người (0,38%) so với quý 4/2018, nhưng vẫn tăng 329,75 nghìn người (0,61%) so với cùng kỳ năm ngoái. Cả nước có 25,16 triệu người làm công hưởng lương, chiếm 46,31% tổng số lao động có việc làm, tăng 545,38 nghìn người (2,2%) so với quý 4/2018.
Các lao động làm công hưởng lương có tổng thu nhập bình quân tháng đạt 6,94 triệu đồng. Trong đó, thu nhập của nhóm có trình độ đại học trở lên cao nhất, cao hơn nhóm không có bằng cấp chứng chỉ là 4,65 triệu đồng. Còn thu nhập của lao động làm công hưởng lương từ công việc chính đạt bình quân 6,82 triệu đồng/tháng, tăng 944.000 đồng.
Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp (đứng) cho rằng Việt Nam thuộc nhóm 8 nước có tỷ lệ thất nghiệp thấp. Ảnh - Mạnh Dũng.
Xét theo ngành nghề, thu nhập bình quân tháng từ công việc chính cao nhất là ngành dịch vụ với 7,11 triệu đồng. Còn xét theo nghề, thu nhập bình quân tháng từ công việc chính cao nhất là quản lý (10,2 triệu đồng).
Quý này cũng ghi nhận số lượng và tỷ lệ lao động làm việc trong khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản tiếp tục giảm. Trong khi đó, hai ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và vận tải, kho bãi lại có số lao động tăng nhiều nhất so với quý 4/2018.
Cũng trong quý 1/2019, số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động là 1,05 triệu người, chiếm 2,17%. Đáng chú ý, tỷ lệ thất nghiệp giảm mạnh nhất ở nhóm có trình độ cao đẳng, giảm 0,82 điểm phần trăm so với qúy 4/2018. Còn lại các nhóm khác có mức độ giảm không nhiều, nhóm trình độ đại học trở lên, trung cấp và sơ cấp tương ứng là 2,16%, 2,26% và 1,04%.
Theo ông Đào Quang Vinh, Viện trưởng Viện Khoa học lao động và Xã hội, Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội, nguyên nhân dẫn đến tình trạng thất nghiệp là do 36,4% hết hạn hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc; 18,7% do chấm dứt các hợp đồng này trước thời hạn; 12,8% do đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động; 6,4% do doanh nghiệp, tổ chức giải thể, phá sản, thay đổi cơ cấu; 2,1% do bị xử lý kỷ luật, bị sa thải và một số nguyên nhân khác.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Xu hướng tiêu dùng xăng E5 ngày càng giảm
Giá thuê đất công nghiệp dự kiến sẽ tăng cao trong 3 năm tới
AWS dự kiến đầu tư hơn 5 tỷ USD vào Thái Lan
Việt Nam SuperPort cùng đối tác hợp tác phát triển hạ tầng logistics đường sắt, nâng cao năng lực thương mại quốc tế
Bộ Công Thương dẫn đầu các bộ về phục vụ người dân, doanh nghiệp năm 2024