Vực dậy thị trường lao động hậu Covid-19
Phú Thọ: Nuôi rắn hổ mang mỗi năm thu hàng tỷ đồng / Lực lượng QLTT kiểm tra, giám sát 30 cơ sở kinh doanh thiết bị y tế
Làm quản lý cho một nhà hàng ẩm thực gốc Hoa ở quận 5 (Tp.HCM), anh Lý Minh Hải cho biết 2 tháng nay bị thất nghiệp vì nhà hàng phải đóng cửa do tác động của dịch Covid-19. Từ chỗ mức lương mỗi tháng là 20 triệu đồng, thu nhập của anhhiện naylà con số không.
“Bài toán” 5 triệu lao động
Đối với các doanh nghiệp (DN) dịch vụ du lịch ở Tp.HCM như các nhà hàng người Hoa thì từ sau Tết Nguyên đán đã chịu ảnh hưởng nặng nề do dịch Covid-19 khi lượng khách giảm đến 70%, rồi sau đó là tạm đóng cửa khi thực hiện cách ly xã hội trong tháng 4/2020. Điều này khiến cho rất nhiều nhân viên nhà hàng người Hoa lâm vào cảnh mất việc tương tự như anh Hải.
Còn ở lĩnh vực lưu trú du lịch, một thống kê cho thấy riêng trong quý I/2020 đã có 20.000 nhân viên tại các cơ sở lưu trú ở Tp.HCM phải nghỉ việc hoặc tạm ngưng việc.
Nếu tính thêm các lĩnh vực khác liên quan đến ngành du lịch thành phố thì số người lao động mất việc được cho là rất lớn khi mà hàng loạt nhà hàng, quán ăn đóng cửa và có đến 90% DN lữ hành vừa và nhỏ đã tạm ngưng hoạt động.
Là một trong những nhóm ngành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, để vực dậy thị trường lao động trong ngành du lịch thành phố cho giai đoạn hậu dịch Covid-19 là cả bài toán nan giải. Còn trước mắt, nhằm chuẩn bị cho sự trở lại của các hoạt động kinh doanh du lịch, Sở Du lịch Tp.HCM cho biết đang đề xuất giải pháp hỗ trợ DN, cũng như chương trình kích cầu du lịch nội địa sau khi dịch bệnh được kiểm soát.
Không riêng gì Tp.HCM, với khoảng 1,3 triệu lao động của cả nước phục vụ trong lĩnh vực du lịch (chiếm 2,5% tổng số lao động), trong thời điểm khủng hoảng như hiện nay, việc giải quyết công ăn việc làm cho họ là cả vấn đề đau đầu.
Và không chỉ với ngành du lịch, tình trạng người lao động ở những ngành nghề khác cũng không khá gì hơn. Cuối tuần qua, khi công bố tình hình lao động việc làm quý I và 4 tháng đầu năm 2020, Tổng cục Thống kê cho biết tính đến giữa tháng 4/2020, có gần 5 triệu lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Theo bà Vũ Thị Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Thống kê Dân số và Lao động (Tổng cục Thống kê), tác động của dịch Covid-19 dẫn đến tình trạng tham gia thị trường lao động giảm, thất nghiệp và thiếu việc làm tăng lên. Lao động có việc làm phi chính thức, lao động không có hợp đồng, lao động có thu nhập thấp, lao động trẻ tuổi và lao động cao tuổi là những nhóm dễ bị tổn thương do dịch Covid-19.
Các khó khăn với thị trường lao động được cho là sẽ tiếp diễn trong thời gian tới khi mà có khoảng 84,8% DN được khảo sát cho biết gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh.
Trong khi đó, theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tại Việt Nam, đến cuối quý II/2020, khủng hoảng từ dịch Covid-19 có thể ảnh hưởng đến sinh kế của 4,6 - 10,3 triệu lao động. Người lao động bị giảm số giờ làm, giảm lương hoặc trong trường hợp xấu nhất là mất việc.
Chờ doanh nghiệp hồi phục
Với kịch bản thứ nhất có mức tác động lớn được các chuyên gia ILO đưa ra, sẽ có 3,8 triệu lao động trong lĩnh vực sản xuất, 2,6 triệu lao động trong lĩnh vực thương mại bán buôn bán lẻ, sửa chữa xe gắn máy, xe máy và 1,4 triệu lao động làm các dịch vụ lưu trú và ăn uống bị ảnh hưởng…
Còn với kịch bản thứ hai có mức tác động thấp hơn sẽ ảnh hưởng đến 1,8 triệu lao động trong lĩnh vực sản xuất, 0,9 triệu lao động trong lĩnh vực thương mại bán buôn và bán lẻ và 0,9 triệu lao động làm các dịch vụ lưu trú và ăn uống.
Riêng với thị trường lao động trong ngành công nghệ, ở góc nhìn của TopDev, đơn vị chuyên về tuyển dụng và nghiên cứu thị trường tuyển dụng, đã dự đoán từ giữa tháng 5/2020, các nhà tuyển dụng thay đổi kế hoạch tuyển dụng trong năm và lên kế hoạch tuyển dụng sau mùa dịch, bắt đầu tuyển dụng lại các vị trí quan trọng.
Qua khảo sát, 37,5% người lao động trong lĩnh vực lập trình công nghệ lo sợ bị mất việc hoặc thu nhập bị ảnh hưởng, 62,9% cho biết mong muốn tranh thủ thời gian trong mùa dịch để bổ sung kiến thức và kỹ năng.
Theo TopDev, vào tháng 5 cũng là thời điểm mà người tìm việc cần bắt đầu tìm kiếm các cơ hội mới. Với một kịch bản lạc quan nhất, các lĩnh vực kinh doanh trong nước sẽ bắt nhịp trở lại trong nửa cuối năm nay.
Và một trong 3 điều trọng yếu mà DN cần tập trung cho giai đoạn hậu Covid-19 chính là vấn đề tuyển dụng. Để có sự chuẩn bị tốt cho phát triển sau mùa dịch, TopDev cho rằng DN cần tập trung tái đầu tư Employer Branding (xây dựng thương hiệu cho nhà tuyển dụng). Đây cũng là dịp để DN tối ưu lại nguồn nhân sự cũng như làm mới các phương thức tuyển dụng về sau.
Theo giới chuyên gia, để vực dậy thị trường lao động cho giai đoạn hậu Covid-19, điều quan trọng là cần sớm hồi phục hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN. Đặc biệt là hỗ trợ các DN khắc phục các thiệt hại, ví dụ như đưa ra các chương trình, các gói sản phẩm giúp các DN có thể nhanh chóng phục hồi nguồn nhân lực cũng như tái cấu trúc quy trình quản lý và làm việc của công ty.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng ngày 3/1/2025: SJC cùng vàng nhẫn tăng vọt
Giá ngoại tệ ngày 3/1/2025: USD đạt mức cao mới, Index vượt ngưỡng 109
Giá nông sản ngày 3/1/2025: Cà phê và hồ tiêu tiếp tục giữ mức cao
Giá heo hơi ngày 3/1/2025: Ổn định trên cả nước
Đà Nẵng: Tổ chức 14 điểm bán hàng bình ổn giá dịp Tết Ất Tỵ 2025
VietinBank đẩy mạnh ứng dụng AI
DN sớm hồi phục sản xuất hậu Covid-19 sẽ giúp vực dậy thị trường lao động