Xuất khẩu hải sản mang về 3,2 tỷ USD trong năm 2019
Giá thịt heo chạm đỉnh, nhiều doanh nghiệp muốn đưa cá tra "hồi hương" thay vì xuất khẩu / Xuất khẩu sắn đối mặt với thách thức cạnh tranh
Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, năm 2019, xuất khẩu hải sản Việt Nam ước đạt trên 3,2 tỷ USD, tăng 8% so với năm 2018, chủ yếu tăng ở cá ngừ (tăng 12% đạt 728 triệu USD) và các loại cá biển khác (tăng 15% đạt 1,65 tỷ USD). Trong đó tới 65-70% doanh số thu được từ cá ngừ và cá biển khác là từ nguồn nguyên liệu nhập khẩu.
Xuất khẩu hải sản tăng chủ yếu ở các thị trường khác, trong khi xuất khẩu sang thị trường EU sụt giảm 11,5%, trong đó cá ngừ giảm 11%, mực, bạch tuộc giảm 20% và từ thị trường nhập khẩu hải sản lớn thứ 2 của Việt Nam, EU đã tụt xuống thứ 5 sau Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc. Kết quả này đã phản ánh hệ lụy của thẻ vàng IUU đối với xuất khẩu hải sản của Việt Nam trong thời gian qua. EU đang là thị trường nhập khẩu cá ngừ đứng thứ 2 sau Mỹ, chiếm 19% xuất khẩu cá ngừ Việt Nam. Đối với mực, bạch tuộc EU là thị trường đứng thứ 3 sau Hàn Quốc và Nhật Bản, chiếm 12%.
Xuất khẩu mực, bạch tuộc năm 2019 giảm 13% đạt 585 triệu USD, không chỉ giảm ở thị trường EU mà tất cả các thị trường. Nguồn nguyên liệu khan hiếm, khó cạnh tranh với các nguồn cung khác tại các thị trường nhập khẩu khiến xuất khẩu liên tục sụt giảm.
Mỹ vẫn là thị trường nhập khẩu cá ngừ lớn nhất của Việt Nam, chiếm tỷ trọng 44,5% trong tổng giá trị xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam đi các thị trường. Tính tới tháng 11 năm nay, xuất khẩu cá ngừ Việt Nam sang Mỹ tăng trưởng tốt 42,6% đạt 297,6 triệu USD. EU là thị trường nhập khẩu lớn thứ 2, chiếm tỷ trọng 19,2%. Trong 3 thị trường nhập khẩu lớn nhất trong khối EU (Tây Ban Nha, Italy, Hà Lan), xuất khẩu cá ngừ sang Italy tăng, xuất khẩu sang hai thị trường còn lại giảm.
Trong tổng cơ cấu mực, bạch tuộc xuất khẩu của Việt Nam, bạch tuộc chiếm tỷ trọng cao hơn với 51,1%, còn lại mực chiếm 48,9%. Việt Nam vẫn chủ yếu xuất khẩu các sản phẩm mực, bạch tuộc sống/tươi/đông lạnh (chiếm tỷ trọng 71%), các sản phẩm chế biến vẫn chưa nhiều (chiếm 29%).
Hàn Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu mực, bạch tuộc lớn nhất của Việt Nam, chiếm tỷ trọng 39,9% tổng xuất khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam đi các thị trường. Tính tới tháng 11 năm nay, xuất khẩu mực, bạch tuộc sang Hàn Quốc đạt 211,8 triệu USD, giảm 11,6% so với cùng kỳ năm 2018.
Nhật Bản, thị trường nhập khẩu mực, bạch tuộc lớn thứ 2 của Việt Nam, nhập khẩu 130,7 triệu USD mực, bạch tuộc từ Việt Nam trong 11 tháng đầu năm nay, giảm 5,9% so với cùng kỳ năm 2018.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Nghiên cứu cơ chế khuyến khích doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư vào thị trường Mỹ
Việt Nam - Nhật Bản bắt tay mở rộng thị trường, vượt qua thách thức toàn cầu
FPT mở thêm văn phòng tại Cần Thơ
Bất động sản, hàng không, bán lẻ được dự báo tăng trưởng ấn tượng
Doanh nghiệp nước giải khát đẩy mạnh phát triển bền vững