Xuất khẩu năm 2018 thêm nhiều điểm vượt trội
Xuất khẩu rau quả tiếp tục vượt dầu thô, lập kỷ lục mới / Việt Nam nhập siêu trở lại trong 2019?
Thứ nhất, quy mô xuất khẩu đạt cao nhất từ trước đến nay, là năm đầu tiên vượt qua mốc 240 tỷ USD, cao hơn năm trước đó tới 28 tỷ USD.
Thứ hai, tỷ lệ xuất khẩu/GDP đạt 99,4%, cao nhất từ trước tới nay. Tỷ lệ này thể hiện độ mở rộng, đồng thời cho thấy, xuất khẩu là động lực của tăng trưởng.
Thứ ba, xuất khẩu bình quân đầu người đạt 2.572 USD, vượt kỷ lục đã đạt trong năm trước đó (2.297 USD/người).
Thứ tư, kim ngạch xuất khẩu tăng 14,5% - gấp gần 2 lần tốc độ tăng trưởng GDP - thể hiện xuất khẩu là động lực của tăng trưởng kinh tế.
Thứ năm, tăng trưởng xuất khẩu đạt được ở cả 2 khu vực. Khu vực kinh tế trong nước tăng cao hơn tốc độ tăng chung và cao hơn tốc độ tăng của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (17,1% so với 13,2% và 11,7%).
Thứ sáu, tăng trưởng đạt được ở nhiều mặt hàng chủ yếu, trong đó, những mặt hàng có kim ngạch tăng cao là hóa chất, sắt thép, máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng; dây điện và dây cáp điện; sản phẩm hóa chất; sản phẩm chất dẻo; dệt may; gỗ và sản phẩm gỗ; gạo...
Thứ bảy, cơ cấu xuất khẩu có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng hàng nông sản, nguyên liệu thô; tăng tỷ trọng của hàng chế biến, nhất là hàng kỹ thuật, sản phẩm công nghệ cao.
Thứ tám, có 29 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu từ 1 tỷ USD trở lên, trong đó có 9 mặt hàng đạt trên 5 tỷ USD.
Thứ chín, tăng trưởng đạt cả về lượng xuất khẩu và đơn giá xuất khẩu. Tính chung, đơn giá xuất khẩu tăng 0,9% làm tổng kim ngạch xuất khẩu tăng gần 1%; lượng xuất khẩu tăng khoảng 12,2% - đóng góp chủ yếu vào tăng trưởng xuất khẩu.
Thứ mười, nhiều tỉnh/thành phố có kim ngạch tăng so với năm trước, trong đó tăng trên 500 triệu USD có 15 địa phương, tăng cao trên 1 tỷ USD có 8 địa phương (Bắc Ninh, Hà Nội, Hải Phòng, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Hải Dương, TP.HCM).
Thứ mười một, tăng trưởng đạt được ở nhiều thị trường, trong đó có những thị trường có mức tăng cao, như Ấn Độ, Ba Lan, Campuchia, Trung Quốc, Hàn Quốc, Indonesia, Australia... Có 31 thị trường đạt trên 1 tỷ USD, trong đó có 4 thị trường đạt trên 14 tỷ USD (Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc).
Thứ mười hai, xuất khẩu cao hơn nhập khẩu cả về quy mô (243,5 tỷ USD so với 236,7 tỷ USD) và tốc độ tăng (13,2% so với 11,1%), nên Việt Nam tiếp tục ở vị thế xuất siêu (gần 7 tỷ USD). Đây là năm xuất siêu thứ ba liên tiếp.
Thứ mười ba, xuất khẩu vượt xa kế hoạch cả về tốc độ tăng, kim ngạch tuyệt đối (243,5 tỷ USD so với 231,1 - 235,4 tỷ USD).
Bên cạnh những điểm vượt trội, xuất khẩu năm 2018 cũng còn những hạn chế, bất cập và đứng trước những thách thức không nhỏ.
Trước hết, tăng trưởng xuất khẩu chưa thật bền vững, có xu hướng tăng chậm lại qua các tháng, các quý, dễ bị ảnh hưởng từ bên ngoài, nhất là căng thẳng thương mại Mỹ - Trung.
Bên cạnh đó, cơ cấu xuất khẩu tuy có sự chuyển dịch, nhưng tính gia công, lắp ráp còn lớn, hàng nông sản thô hoặc mới sơ chế còn nhiều..., làm cho thực thu ngoại tệ thấp, phụ thuộc vào nhập khẩu.
Ngoài ra, xuất khẩu phụ thuộc lớn và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (trên 71%), trong khi khu vực trong nước nhập siêu lớn...
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng trong nước sáng 25/11: Vàng nhẫn, vàng miếng SJC đi ngang
Doanh nghiệp gặp khó, VCCI đề nghị giảm thuế VAT hàng hoá dịch vụ xuống 8%
Giá ngoại tệ ngày 25/11/2024: USD có vượt mốc 108 điểm?
Giá nông sản ngày 25/11/2024: Cà phê tiếp tục tăng mạnh, hồ tiêu duy trì ổn định
Giá heo hơi ngày 25/11/2024: Miền Bắc giảm thêm, miền Nam tăng nhẹ
PGBank đẩy mạnh ký kết hợp tác cùng doanh nghiệp địa phương