Xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc: Doanh nghiệp cần làm gì để tránh thiệt hại, ùn ứ hàng hóa?
Dự báo xuất khẩu nông sản vẫn đạt 41 tỷ USD dù ảnh hưởng của Covid-19 / Tháo gỡ “nút thắt” cho xuất khẩu nông sản mùa dịch COVID-19
Theo thống kê, 7 tháng năm 2021, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc đạt gần 5,5 tỷ USD, trong đó nhóm rau, quả chiếm tới 26,9%.
Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên hiện nay việc xuất khẩu một số loại nông sản, trái cây sang thị trường này bị gián đoạn. Đơn cử như ngày 2/8, tại cửa khẩu Tân Thanh chỉ thông quan được 97 xe, giảm 60-70% so với cùng kỳ; xe tồn ở bãi lên vài trăm xe, chủ yếu là thanh long.
Đại diện Cục Chế biến và phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ) cho biết, tại cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh) sau khi phía Trung Quốc dừng thông quan một ngày để làm công tác khử khuẩn, việc thông quan các xe chở thanh long diễn ra chậm, mỗi ngày chỉ khoảng 20-30 xe, giảm 60-70% so với cùng kỳ.
Các hiệp hội, DN đang xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc cần chủ động nắm bắt thông tin từ đó chủ động điều tiết kế hoạch xuất khẩu hàng hóa để trành ùn ứ, gây thiệt hại về kinh tế.
Trước đó, Ban chỉ đạo phòng dịch COVID-19 huyện Hà Khẩu (Trung Quốc) cũng đã thông báo về việc cửa khẩu này tạm dừng nhập khẩu thanh long Việt Nam từ ngày 18/7 đến hết 17/8/2021. Thời gian cho phép nhập khẩu trở lại tùy thuộc tình hình khống chế dịch bệnh tại Việt Nam và kết quả đánh giá rủi ro của các cơ quan liên quan.
Tương tự, tại cửa khẩu Tân Thanh, các cơ quan chức năng quản lý cửa khẩu này cho biết, để thực hiện khử khuẩn phòng, chống dịch COVID-19, phía Trung Quốc hiện nay đã tạm thời ngừng tiếp nhận các xe hàng xuất khẩu của Việt Nam vào một bãi trong Trung tâm hoa quả ASEAN (Pò Chài, Trung Quốc) từ ngày 30/7.
Việc tạm ngừng tiếp nhận xe vào bãi này từ phía Trung Quốc cũng được thông báo thời gian mở trở lại, do dó, sẽ làm giảm lưu lượng phương tiện và hàng hóa nông sản, hoa quả xuất khẩu của Việt Nam.
Để tháo gỡ cho trái cây xuất khẩu, hiện Cục Bảo vệ thực vật vẫn trao đổi với cơ quan chức năng của Trung Quốc về kiểm dịch thực vật, để kiểm soát tình hình tốt hơn. Tuy nhiên, việc kiểm soát xe hàng chậm do khâu y tế. Do vậy, các địa phương, cơ quan quản lý Việt Nam cũng cần làm việc với cơ quan chức năng Trung Quốc để thống nhất quy trình kiểm dịch trên hàng hóa để tiến độ thông quan hàng nhanh hơn.
Ông Liễu Anh Minh, Phó Giám đốc Sở Công Thương Lạng Sơn khuyến cáo: Các hiệp hội, doanh nghiệp (DN) hiện đang xuất khẩu nông sản qua các cửa khẩu Lạng Sơn cần thường xuyên cập nhật thông tin, tình hình xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu và các quy định về phòng, chống và kiểm soát dịch bệnh, từ đó chủ động điều tiết kế hoạch xuất khẩu hàng hóa để tránh ùn ứ hàng hóa, phương tiện, tránh thiệt hại về kinh tế.
Liên quan đến tình hình xuất khẩu hàng hóa trong tình hình dịch bệnh biễn biến căng thẳng, Bộ Công Thương đã yêu cầu Vụ Thị trường châu Á-châu Phi, Vụ Thị trường châu Âu-châu Mỹ… tăng cường phối hợp, bám sát các thị trường xuất khẩu để có thông tin về thị trường, thông báo đến bà con nông dân, doanh nghiệp, thương lái có các giải pháp phù hợp để thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng nông sản, hạn chế tình trạng tắc nghẽn tại cửa khẩu.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng ngày 3/1/2025: SJC cùng vàng nhẫn tăng vọt
PMI ngành sản xuất sụt giảm tháng cuối năm 2024
Giá ngoại tệ ngày 3/1/2025: USD đạt mức cao mới, Index vượt ngưỡng 109
Giá nông sản ngày 3/1/2025: Cà phê và hồ tiêu tiếp tục giữ mức cao
Giá heo hơi ngày 3/1/2025: Ổn định trên cả nước
Đà Nẵng: Tổ chức 14 điểm bán hàng bình ổn giá dịp Tết Ất Tỵ 2025