Xuất khẩu qua thương mại điện tử: Cần thay đổi nhận thức
Thương mại điện tử là ngành "chịu chi" nhất cho hình thức quảng cáo trực tuyến / Nhiều làng nghề kinh doanh hiệu quả nhờ thương mại điện tử
Với sự tăng trưởng nhanh chóng của TMĐT, cơ hội XK hàng hóa qua kênh này khá lớn, vậy Bộ Công Thương đã có những hoạt động cụ thể gì để khuyến khích DNNVV tham gia, thưa bà ?
Khách hàng tìm hiểu các thông tin để bán hàng qua mạng |
Với đa số DNNVV, TMĐT là kênh bán hàng mới mẻ, để hỗ trợ và khuyến khích doanh nghiệp (DN) tham gia, Bộ Công Thương đã tổ chức nhiều sự kiện tuyên truyền, phổ biến thông tin và có các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật cho DN. Đặc biệt, cuối năm 2019, Bộ Công Thương và Amazon Global Selling (Amazon) - một trang TMĐT uy tín trên thế giới đã chính thức ký kết Thỏa thuận hợp tác. Theo đó, 2 bên sẽ phối hợp triển khai một loạt các khóa huấn luyện đào tạo kết hợp giữa 2 hình thức đào tạo trực tuyến và đào tạo truyền thống tại lớp học. Trước mắt là đào tạo tại chỗ để DNNVV làm quen, sau đó từng bước hướng dẫn tham gia các khóa đào tạo trực tuyến, trong phần này sẽ kết hợp giữa đào tạo trực tuyến và tư vấn trực tuyến. Có nghĩa, sau mỗi khóa đào tạo trực tuyến, chuyên gia của Amazon sẽ trả lời các thắc mắc, giúp DNNVV có thể mở, duy trì và quản lý tài khoản trên Amazon.
Theo bà, đâu là thách thức của DNNVV trong nước khi tham gia sân chơi TMĐT?
DNNVV rất ham học hỏi, năng động trong tìm các cơ hội kinh doanh, nhưng tiềm lực tài chính, năng lực cung ứng, quản lý chất lượng sản phẩm lại hạn chế. Cùng đó, chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nhân lực có trình độ ngoại ngữ, có hiểu biết về giao thương quốc tế không cao, đây cũng là trở ngại của DNNVV khi tham gia các sàn giao dịch TMĐT.
Từ những thách thức trên, thời gian tới, Bộ Công Thương, cụ thể là Cục XTTM sẽ có hoạt động hỗ trợ và giải pháp gì, thưa bà ?
Trước mắt, theo tinh thần Thỏa thuận hợp tác đã ký kết với Amazon, Cục XTTM sẽ phối hợp triển khai những hoạt động cụ thể, trong đó có nội dung nâng cao năng lực. Nội dung này tập trung vào 2 đối tượng chính là DNNVV – đây là đối tượng trực tiếp tham gia sàn TMĐT và các đơn vị tổ chức hỗ trợ thương mại - đơn vị cầu nối hỗ trợ kỹ thuật, nâng cao năng lực cho DN. Với mỗi đối tượng sẽ có hình thức hỗ trợ phù hợp, cùng với đó nâng cao năng lực để thu hẹp khoảng cách giữa các đơn vị hỗ trợ thương mại với DN.
Cục XTTM dự kiến, tổ chức gian hàng chung trên Amazon, quy tụ những DNNVV có tiềm năng thấp hơn một chút, chưa thể tự mở gian hàng. Chúng tôi xác định, hoạt động này sẽ gặp nhiều trở ngại, nhất là kiểm soát chất lượng sản phẩm lên sàn và đảm bảo nguồn hàng đầy đủ trong quá trình kinh doanh. Tuy khó nhưng chúng tôi sẽ cố gắng làm từng bước, trong năm nay hy vọng có những chuyển biến bước đầu, nhưng để đo lường được hiệu quả thì cần thêm thời gian.
TMĐT được đánh giá là “miếng bánh” hấp dẫn, theo bà cần giải pháp nào để các sàn giao dịch trong nước đứng vững trước sự cạnh tranh của các sàn TMĐT lớn trên thế giới?
Những sàn giao dịch nổi tiếng trên thế giới như Amazon, Alibaba… đã có lịch sử hoạt động nhiều năm với thương hiệu rất lớn. Kinh doanh qua các sàn TMĐT này có lợi thế, bởi họ có đầy đủ công cụ để bảo vệ DN cũng như thương hiệu của chính họ. Do vậy, khi sản phẩm muốn lên được các sàn TMĐT này phải đảm bảo các tiêu chí khắt khe về tiêu chuẩn.
Các sàn TMĐT trong nước muốn cạnh tranh được phải đi con đường rất dài và phấn đấu nhiều công đoạn khác nhau, đồng thời khẳng định được tuy chúng ta chưa tốt bằng nhưng cũng có những tiêu chí tương đương. Đó là một trong những thách thức mà sàn TMĐT trong nước phải vượt qua.
End of content
Không có tin nào tiếp theo