Thị trường

Yên Bái: Làm giàu từ mô hình nuôi vịt bầu Lâm Thượng

Vịt bầu Lâm Thượng là giống vịt bản địa của xã Lâm Thượng, huyện Lục Yên (Yên Bái).

Trai Việt Trì nuôi chim bồ câu Pháp, mỗi tháng "đút túi" hơn 25 triệu / Cà Mau: Thu gần 1 tỷ đồng mỗi năm nhờ nuôi chồn hương

Đây là giống vịt có đặc điểm cổ ngắn, chân thấp hơn so với các loài vịt lai, có trọng lượng trưởng thành đạt 2,2-2,5kg/con, lớn nhanh sau nuôi 4-5 tháng là có thể xuất bán.

Vịt bầu Lâm Thượng ngon nổi tiếng bởi thịt chắc, dày thịt, ít mỡ, ngọt đậm.

Vịt bầu Lâm Thượng ngon nổi tiếng bởi thịt chắc, dày thịt, ít mỡ, ngọt đậm.

Đây là giống vịt ngon nổi tiếng bởi thịt chắc, dày thịt, ít mỡ, ngọt đậm. Sau khi luộc, da vịt cho màu vàng, mọng căng. Chính bởi những đặc điểm trên nên vịt bầu Lâm Thượng được nhiều thương lái tìm mua và giá bán luôn ở mức 70.000-75.000đ/kg, cao hơn so với các giống vịt khác từ 20.000-25.000đ/1kg.

Nắm bắt được nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng cũng như mở thêm hướng chăn nuôi mới cho người dân trong lúc chăn nuôi lợn gặp nhiều khó khăn do bệnh dịch tả Châu Phi, tháng 7/2019, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã xây dựng mô hình “Chăn nuôi vịt bầu” tại hộ anh Đỗ Việt Bắc, thôn 3, xã Việt Hồng, quy mô 400 con vịt bầu Lâm Thượng, nhà nước hỗ 70% giống, cám, thuốc thú y…, hộ dân đối ứng 30% giống và vật tư còn lại.

Hộ tham gia mô hình được cán bộ kỹ thuật Trung tâm Khuyến nông tỉnh tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật nuôi vịt theo hướng an toàn dịch bệnh, được tư vấn về phòng trừ dịch bệnh theo từng giai đoạn phát triển của vịt, vì vậy đàn vịt sau khi bắt về nuôi có tỷ lệ sống cao, phát triển tốt, khỏe mạnh không bị dịch bệnh.

Anh Đỗ Việt Bắc, chủ hộ tham gia mô hình cho biết, đây là lần đầu anh nuôi vịt với số lượng lớn nên cũng rất lo lắng chỉ sợ vịt bị dịch bệnh thì không biết xử trí thế nào. Nhờ có cán bộ khuyến nông thường xuyên kiểm tra và tư vấn, anh đã nắm vững được kỹ thuật nuôi và biết cách nhận biết cũng như phòng chống bệnh dịch, tỷ lệ hao hụt khi nuôi rất thấp, đàn vịt luôn khỏe mạnh, tăng trọng tốt, sau hơn 2 tháng nuôi, đạt 1,4kg/con.

 

Để đàn vịt khỏe mạnh và lớn nhanh, anh luôn tuân thủ quy trình kỹ thuật trong quá trình chăn nuôi, từ việc xây dựng chuồng trại đúng quy cách, đảm bảo cao ráo, sạch sẽ, thoáng mát; áp dụng đồng bộ các biện pháp an toàn sinh học trên đàn vịt như vệ sinh khử trùng tiêu độc cho chuồng trại, ao nuôi và các dụng cụ chăn nuôi theo định kỳ, đảm bảo chuồng nuôi sạch sẽ, thoáng mát, phát dọn cây cỏ, diệt ruồi, muỗi, chuột bọ, những con vịt chết được anh chôn ngay hoặc tiêu hủy.

Chăm sóc và quản lý theo đúng kỹ thuật, cho vịt ăn thức ăn bao gồm lúa, ngô, rau xanh, thân chuối thái nhỏ kết hợp thêm thức ăn công nghiệp đảm bảo tỷ lệ đạm 17-19%, thực hiện các biện pháp phòng bệnh tổng hợp, như phòng bệnh bằng vắc xin, phòng bằng thuốc tân dược và sử dụng một số loại thuốc để phòng các bệnh cầu trùng, phó thương hàn, bệnh đường hô hấp, đường tiêu hoá, các bệnh nhiễm khuẩn, viêm gan, dịch tả vịt…

Đàn vịt được bơi lội tắm rửa hàng ngày nên luôn sạch sẽ, lông bóng mượt. Dự kiến đến cuối tháng 12 dương lịch là có thể xuất bán, trọng lượng trung bình ước đạt 2,3kg/con, sau 4 tháng nuôi anh chị sẽ cung cấp ra thị trường khoảng 870kg vịt hơi, với giá bán trung bình đạt 65.000đ/kg thì anh chị sẽ thu về trên 56 triệu đồng, sau khi trừ chi phí sẽ cho lãi 28-30 triệu đồng.

Mô hình “Chăn nuôi vịt bầu” theo hướng an toàn dịch bệnh của Trung tâm Khuyến nông tỉnh Yên Bái sẽ mở ra hướng chăn nuôi mới góp phần tạo thêm công ăn việc làm cho một số người dân vùng nông thôn, thay đổi dần tập quán chăn nuôi hướng tới mục tiêu chăn nuôi an toàn kiểm soát được dịch bệnh, kết quả mô hình sẽ là cơ sở để nhân ra diện rộng góp phần thúc đẩy phong trào chăn nuôi gia cầm, thủy cầm tại địa phương.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm