Thiếu sách văn học cho tuổi “teen”
Sách trong nước: Thiếu tác phẩm dài hơi
Thử nhìn vào mảng sách này ở một đơn vị chuyên làm sách thiếu nhi là NXB Kim Đồng thì thấy Tủ sách tuổi mới lớn (Văn học teen) ra đời từ năm 2002, đã có tới hàng trăm đầu sách. Đây được coi là sân chơi của hàng trăm cây bút học trò đang và sắp… nổi tiếng. Đặc biệt, phía sau họ là sự vững vàng của những nhà văn “nặng nợ” với tuổi này như Đoàn Thạch Biền, Đinh Tiến Luyện, Nguyễn Thái Hải, Nguyên Hương, Phan Hồn Nhiên…
Trước đây, tủ sách bị kêu là già so với đối tượng phục vụ, bởi trong những ngày đầu gây dựng, chỉ có những nhà văn lớn tuổi vào cuộc như Đoàn Thạch Biền (Mùa hè khắc nghiệt), Đinh Tiến Luyện (Sân cỏ ước mơ), Nguyễn Quang Sáng (Nó và tôi), Hồ Thi Ca (Xin lỗi người dưng), Từ Kế Tường (Ngày vắng mưa thưa)... Thời gian về sau, lực lượng cây viết trẻ hùng hậu đã tham gia sôi nổi. Từ những nhà văn đã có tên tuổi ở dòng văn học người lớn như Vũ Đình Giang, Nguyễn Thu Phương, Nguyễn Châu Giang, Liêm Trinh, Nguyễn Thị Việt Nga, Nguyễn Ngọc Thuần, Trần Nhã Thụy..., đến những cây bút học trò, sinh viên lần đầu tiên viết sách như Minh Nhật, La Thị Ánh Hường, Đỗ Thanh Vân, Võ Thu Hương…
Sách văn học dành cho tuổi "teen"
Tuy nhiên, có một thực tế là các cây viết lớn tuổi, dày kinh nghiệm viết lại dường như thiếu chất “teen”, còn các tác giả vừa bước qua tuổi “teen” tuy còn đầy kỷ niệm, ngôn ngữ phù hợp… nhưng khả năng viết và vốn sống còn hạn chế, thế nên các tác phẩm vẫn thường lặp lại ở các đề tài tình bạn, tình yêu đầu đời, tình yêu gia đình, quê hương… Cách viết ít có sự đột phá, cũng thiếu tác phẩm dài hơi mà chủ yếu là các truyện ngắn.
Chính bởi vậy, gần đây, không ít NXB chú trọng tới mảng sách văn học teen mua bản quyền từ nước ngoài. Có thể kể đến một vài tác phẩm được chú ý như “Bí mật tiếng dương cầm”, “Tôi 14 tuổi và tôi đáng ghét”, “Người nổi tiếng và tôi”, “Phép thuật”… Hầu hết chúng được viết ra bởi các nhà văn chuyên nghiệp, dày dạn vốn sống. Tác phẩm mang hơi thở hiện đại, được teen đồng cảm, nhưng cũng chuyển tải được những bài học về ứng xử, bài học nhân sinh sâu sắc một cách khéo léo, không lộ sự giáo điều, cứng nhắc.
Lứa tuổi mới lớn hiện nay đang đọc gì?
Không thể phủ nhận, hiện nay lứa tuổi mới lớn đang quá áp lực với việc học. Trong một cuộc khảo sát với học sinh một trường chuyên tại Hà Nội về việc bạn có biết Tủ sách tuổi mới lớn, thì có tới 65% trả lời không biết, 27% trả lời đã từng nghe nói đến và chỉ có 6% trả lời đã từng đọc. Một cuộc khảo sát khác với học sinh hai trường THCS về “ba cuốn sách bạn đọc gần đây” thì đa số các tác phẩm đều thuộc loại giải trí, dễ đọc, gây cười…
Một mảng sách hiện thu hút khá nhiều độc giả teen là mảng sách diễm tình của Trung Quốc, thường khá dày, khoảng 300 - 400 trang nhưng lại được độc giả "teen" tìm mua và đọc nhiều. Tuy nhiên, nhà văn Vũ Đình Giang, một người tâm huyết với văn học tuổi “teen” lại bày tỏ sự lo ngại khi độc giả lứa tuổi này quá chìm đắm vào những câu chuyện ủy mị sướt mướt; những điều đó có thể có những tác động không nhỏ tới sự thay đổi mạnh mẽ về quan niệm sống, suy nghĩ của các em.
Thụy Anh (Theo HNMO)
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Loài cây ‘ăn thịt cừu’ tự bốc cháy khi nhiệt độ lên tới 40 độ, đàn cừu đến gần đồng nghĩa với cái chết!
Chợ duy nhất của Việt Nam có tên liên quan đến cái chết, nghe tên ai cũng phải rùng mình
Tại 1 nơi ở Trung Quốc, đốt lửa sưởi ấm vào ban đêm lại giống như đi tìm cái chết, con người bị cấm sinh sống!
3 giả thuyết liên quan đến cái chết của Tần Thủy Hoàng, hóa ra có liên quan đến loại 'tiên dược' này
Cái chết bí ẩn của Thái hậu Từ Hi: Sự thật lịch sử và thuyết âm mưu
Ngọn núi cao nhất thế giới: Cao hơn Everest gần 2.000m, luôn khiến các nhà khoa học lo ngại 1 điều?