Quốc tế

Thông điệp Mỹ gửi Chủ tịch Trung Quốc khi đưa tàu chiến vào Biển Đông

(DNVN) - Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ hôm 27/10 xác nhận tàu hải quân nước này đã đi vào vùng 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo do Trung Quốc xây trái phép ở Biển Đông.

Ngày 27/10, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter, xác nhận trước Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ rằng tàu khu trục USS Lassen của Hải quân Mỹ vào khoảng 6h40 (giờ địa phương hôm 27/10) đã di chuyển vào phạm vi 12 hải lý quanh đá Xu Bi đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

ákjd
Washington không công nhận bất cứ tuyên bố chủ quyền nào của Trung Quốc với các đảo nhân tạo xâ trái phép ở Trường Sa.

“Việc các tàu Mỹ tuần tra trong vùng 12 hải lý xung quanh đảo nhân tạo do Trung Quốc xây trái phép ở Biển Đông là phản ứng cần thiết trước hành vi gây mất ổn định của Bắc Kinh trong khu vực”, Randy Forbes - chủ tịch Tiểu ban Lực lượng và Sức mạnh trên biển tán dương.

Trước động thái này, giới phân tích cho rằng, đây là sự khởi đầu của Mỹ trong việc thách thức yêu sách chủ quyền mà Bắc Kinh đưa ra với Biển Đông - một trong các tuyến đường thủy có mật độ tàu bè di chuyển đông nhất thế giới.

Lần đầu tiên kể từ năm 2012, Hải quân Mỹ đã triển khai tàu chiến tới khu vực 12 hải lý quanh đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng trái phép ở Biển Đông. Nó nhằm chứng minh rằng, Washington không công nhận bất cứ tuyên bố chủ quyền nào với các đảo nhân tạo này.

Luật hàng hải quốc tế cho phép các nước tuyên bố chủ quyền ở khu vực lân cận đảo tự nhiên, chứ không phải đảo nhân tạo.

Ngày 26/10, Josh Earnest, thư ký báo chí của Nhà Trắng đã nhắc lại quan điểm của Mỹ rằng, họ có quyền hoạt động ở bất kỳ nơi nào là vùng biển quốc tế.

 

"Biển Đông có dòng chảy thương mại trị giá nhiều tỉ USD/năm và việc đảm bảo dòng chảy tự do thương mại, tự do hàng hải cho tàu bè là điều tối quan trọng với kinh tế toàn cầu", ông Earnest nói.

Trong một diễn biến khác, cũng trong ngày 27/10, Mỹ đã đưa ra lời khẳng định việc tuần tra của tàu USS Lassen được coi là hành vi “đi qua vô hại” và sẽ được tiến hành thường xuyên hơn ở Biển Đông trong tương lai.

Cả Xu Bi và Vành Khăn đều là các bãi đá ngầm trước khi Trung Quốc tiến hành cải tạo phi pháp và biến chúng thành các đảo nhân tạo năm 2014. Theo Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), quy chế lãnh hải 12 hải lý không được áp dụng với các đảo nhân tạo mà trước đó chỉ là các bãi đá ngầm.

Quan chức Mỹ khẳng định: “Chúng tôi thể hoạt động tại bất cứ nơi nào mà luật pháp quốc tế cho phép. Đó là lý do chúng tôi tiến hành các cuộc tuần tra như thế này.

Thu Phương (Theo CNN)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo