Mỹ "đứng ngồi không yên" khi tàu ngầm Nga tới gần cáp Internet dưới biển
Cụ thể, trong buổi họp báo ngày 26/10, người phát ngôn Lầu Năm Góc khẳng định: "Chúng tôi cảm thấy lo ngại bởi tàu ngầm cùng tàu thăm dò Nga đang tích cực hiện diện gần những khu vực có đường cáp Internet toàn cầu. Động thái nguy hiểm này của phía Nga có thể châm ngòi cho một cuộc xung đột bùng phát”.
Trước đó, tàu nghiên cứu Yantar của Nga đã hoạt động rất gần một đường cáp quang biển nằm gần căn cứ hải quân vịnh Guantanamo của Mỹ. Theo truyền thông phương Tây tàu Yantar khả năng cắt cáp ở độ sâu khoảng 50 km.
Các cuộc tuần tra bằng tàu ngầm của Moscow trong năm nay đã tăng gần 50% so với năm ngoái. Nếu như cáp ở độ sâu trên 40 km bị cắt đứt, công tác sửa chữa sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Đây chính là điều mà Nhà Trắng đang lo ngại.
Các đường cáp Internet ngầm dưới biển có ý nghĩa rất quan trọng. Chúng thúc đẩy giao dịch thương mại toàn cầu lên tới 10 nghìn tỷ USD mỗi ngày. Bên cạnh đó 93% lượng thông tin liên lạc trên khắp thế giới mỗi ngày cũng được lưu thông nhờ những tuyến cáp này.
Trước những cáo buộc từ truyền thông phương Tây, chính phủ ông Puttin khẳng định những tầu của Nga chỉ làm nhiệm vụ nghiên cứu biển đơn thuần.
Hệ thống cáp Internet ngầm dưới biển thường xuyên gặp trục trặc do thảm họa tự nhiên hoặc vô tình bị cắt đứt bởi mỏ neo của các tàu thuyền.
Tuy nhiên, Mỹ vẫn lo ngại rằng Nga có thể sẽ tìm kiếm và cắt cáp ở những khu vực sâu hơn dưới lòng biển. Điều này chắc chắc sẽ gây khó khăn cho công tác định vị và sửa chữa một khi cáp ở những vị trí này bị hư hại.
Theo ước tính, hiện cáp Internet dưới biển đang truyền tải lượng thông tin trị giá hơn 10 nghìn tỷ USD mỗi ngày đối với các hoạt động kinh doanh toàn cầu, và chiếm hơn 95% thông tin liên lạc hàng ngày.
Bên cạnh đó, tin tức tình báo của Nhà Trắng cho biết Moscow đang chế tạo tàu ngầm không người lái có thể mang theo đầu đạn hạt nhân AS-12 có tên tiếng Anh là Losharik.
End of content
Không có tin nào tiếp theo