Thủy triều đỏ và những điều cần biết
Tin tức trên báo TTXVN, thủy triều đỏ là hiện tượng tự nhiên hình thành bởi sự tập trung với số lượng lớn loài tảo sản sinh ra chất độc gây hại tới thần kinh các sinh vật biển khiến chúng bị liệt và không thể hô hấp. Điều này dẫn đến cá chết hàng loạt.
Hiện tượng này thường khiến nước chuyển màu đỏ hoặc màu xanh có thể quan sát được bằng mắt thường do vậy cái tên thủy triều đỏ ra đời. Tuy nhiên trên thực tế hiện tượng không gắn liền với thủy triều do vậy các nhà khoa học thường dùng cách gọi là "tảo nở hoa".
Thủy triều đỏ không phải hiện tượng do tác động của con người. Khi nhiệt độ, độ mặn và chất dinh dưỡng trong nước biển đạt nồng độ nhất định thì việc tảo tập trung tăng mạnh sẽ diễn ra.
Hiện vẫn chưa có sự thống nhất về tổ hợp nhân tố nào dẫn đến thủy triều đỏ nhưng các nhà khoa học cho rằng nó có sự xuất hiện của nhiệt độ cao kết hợp với thiếu gió và mùa mưa. Vẫn chưa có biện pháp để con người can thiệp giải quyết thủy triều đỏ.
Thủy triều đỏ xảy ra trên khắp thế giới và nhiều báo cáo cho thấy tần suất xuất hiện đang ngày càng gia tăng. Theo cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA) Trái Đất ấm dần lên có thể là một trong những tác nhân khiến việc trước đây thủy triều đỏ thường xảy ra trong khoảng thời gian từ tháng 7 tới tháng 10 nhưng hiện nay đã ngày càng bành trướng sang các thời điểm khác.
Có 3 loại tảo thường gây ra thủy triều đỏ, đó là Karenia brevia xuất hiện tại Vịnh Mexico, Alexandrium fundyense thường tìm thấy dọc biển Đại Tây Dương và Alexandrium catenella phổ biến tại biển Thái Bình Dương.
Hiện tượng bùng phát tảo nở hoa gây hại liên quan đến việc tăng sản xuất các độc tố tự nhiên, đồng thời làm giảm oxy hòa tan trong nước khiến cho các loài sống ven biển như cá, chim và các sinh vật khác chết hàng loạt đã được ghi nhận ở rất nhiều nơi trên thế giới. Qua theo dõi và nghiên cứu, người ta thấy nhóm tảo dinoflagellates sinh ra thành phần độc tố chính trong thủy triều đỏ là brevetoxin cùng các độc tố khác.
Sự di chuyển của các dòng hải lưu đưa chất độc này đi xa hơn cùng những yếu tố khác như chất thải từ kim loại nặng được cho là đóng vai trò quan trọng trong việc gây ra thủy triều đỏ.
Một số sự kiện tảo nở hoa tại bờ biển Thái Bình Dương được cho là có mối liên hệ với sự xuất hiện của các biến đổi khí hậu Elnino. Hiện nay các nhà nghiên cứu cũng đề cập đến những nguyên nhân gây ra hiện tượng bùng phát tảo nở hoa gây hại từ hoạt động của con người như sử dụng quá nhiều các chất hóa học trong nuôi trồng (phân bón, thuốc bảo vệ thực vật…), tác động biến đổi khí hậu, tác động do chất thải các khu công nghiệp, nhất là công nghiệp nặng cũng gây ra hiện tượng tảo nở hoa gây hại.
Nhiều thành phần độc tố trong thủy triều đỏ tạo thành những hợp chất cao phân tử và đều có khả năng gây tê liệt hệ thần kinh rất mạnh. Điều đó giải thích tại sao khi xuất hiện thủy triều đỏ, các sinh vật sống trong nước như cá, tôm chết hàng loạt gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng độc hại đến các sinh vật khác…
Những người sống trong vùng thủy triều đỏ hoặc có tiếp xúc với hiện tượng này gián tiếp qua tự nhiên cũng có thể bị kích ứng đường hô hấp (ho, hắt hơi và chảy nước mắt), kích ứng da…Nếu ăn phải những sinh vật độc hại do nhiễm chất độc từ tảo như cá, tôm, chim biển, tảo biển có thể dẫn đến ngộ độc gây liệt cơ hoặc tử vong.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ LĐ-TB&XH sẽ rà soát, đề xuất Chính phủ mức tăng lương tối thiểu vùng phù hợp
Đà Nẵng: Cuộc thi ‘Hồn phố’ thu hút giới trẻ
Giáo dục tiếng Hàn trong bối cảnh xã hội siêu kết nối
Năm 2025, EVNCPC xây thêm 70 nhà tình nghĩa tại miền Trung - Tây Nguyên
Năm 2025, phấn đấu nâng hạng ga quốc nội sân bay Đà Nẵng chuẩn 4 sao Skytrax
Nâng cao nhận thức về mối đe doạ của kháng thuốc