Tiểu hành tinh khổng lồ sắp bay qua Trái Đất
Tiểu hành tinh 2004 BL86 có đường kính khoảng 400 - 1.000 m. Trung tâm nghiên cứu tiểu hành tinh Lincoln (LINEAR) phát hiện nó hôm 30/1 năm ngoái. 2004 BL86 được dự đoán sẽ di chuyển ở khoảng cách 1,2 triệu km, gấp ba lần so với khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trăng.
Theo RT, một vật thể không gian có khả năng gây nguy hiểm nếu nó đi qua quỹ đạo Trái Đất ở khoảng cách ít hơn 7,4 triệu km (xấp xỉ 19,5 lần khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trăng) và có đường kính vượt quá 100-150 m. Các vật thể có kích thước này đủ lớn để có thể gây ra sự tàn phá chưa từng có hoặc nguy cơ sóng thần lớn nếu rơi xuống biển.
Tuy nhiên, các nhà thiên văn học dự đoán sẽ không có nguy cơ 2004 BL86 va chạm với hành tinh của chúng ta. Đài quan sát Goldstone, đặt tại sa mạc Mojave ở bang California, Mỹ, sẽ theo dõi 2004 BL86 trong quá trình nó di chuyển gần Trái Đất.
Ngày 15/2/2013, khối thiên thạch có đường kính khoảng 17 mét lao vào khí quyển với vận tốc 64.000 km/giờ và phát nổ ở độ cao 19-24 km so với mặt đất. Vụ va chạm gây ra đám mưa thiên thạch trên bầu trời các tỉnh Chelyabinsk, Tyumen, Kyrgan và Sverdlovsk, cũng như nhiều địa phương ven dãy núi Urals.
Nguồn năng lượng có trong thiên thạch khi phát nổ ước tính tương đương với vụ nổ của khoảng 440-500.000 tấn thuốc nổ TNT, và mạnh hơn gấp 30 lần so với sức mạnh của quả bom từng rơi xuống Hiroshima, Nhật Bản, năm 1945.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
UFO 'khổng lồ' xuất hiện gần căn cứ vũ khí hạt nhân của Hoa Kỳ
CLIP: Khỉ đầu chó bắt cóc báo hoa mai con về nuôi và cái kết gây sốc
Chấn động: UFO suýt đâm vào máy bay thương mại trên bầu trời New York
Vì sao đàn ông thời xưa thích cưới con gái 13, 14 tuổi, nguyên nhân là gì?
CLIP: Trâu rừng hóa 'người hùng', húc văng sư tử để giải cứu kỳ đà nhưng cái kết mới gây chú ý
CLIP: Bị đàn sư tử cắn xé 4 tiếng đồng hồ, hươu cao cổ vẫn có màn lội ngược dòng ngoạn mục