Tìm cách giảm bạo lực học đường
Theo ông Nguyễn Thanh Tiệp, Phó giám đốc Sở Giáo dục - Đào tạo tỉnh Long An, bạo lực học đường tồn tại ở hầu hết các trường học: “Tại Long An, xuất hiện ngày càng nhiều với hình thức đa dạng và mức độ ngày càng nghiêm trọng. Nếu như trước đây chỉ là chuyện học sinh đánh nhau hoặc “xin đểu” thì nay xảy ra hiện tượng học sinh quay cảnh đánh nhau, quan hệ tình dục rồi tung lên mạng, sử dụng hung khí đánh nhau trong trường học… Thống kê năm học 2011-2012, tại Long An xảy ra 417 vụ học sinh đánh nhau với 876 em tham gia, trong đó có 292 vụ đánh ngay tại trường học”.
Ông Trần Thanh Đức, Giám đốc Sở Giáo dục - Đào tạo Tiền Giang, thừa nhận bạo lực học đường đang có chiều hướng gia tăng. Mức độ, hình thức cũng ngày một nghiêm trọng, phức tạp hơn. Thống kê trên 2/3 trường THPT và phòng Giáo dục - Đào tạo các huyện, từ tháng 8/2010 đến nay có 425 vụ, trong đó có những vụ dẫn đến chết người.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)
Bạo lực học đường hiện nay diễn ra ở tất cả các cấp, bậc học, nhưng thường tập trung ở giai đoạn cuối cấp THCS và đầu cấp của THPT.
Phần lớn các đại biểu cho rằng có 4 nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thực trạng này: Gia đình không hạnh phúc, tác động của mặt trái kinh tế thị trường, chương trình học tập ở trường không hợp lý và bản thân vị thành niên chưa làm chủ được cảm xúc. Trong đó, các đại biểu đều cho rằng trường học hiện nay chỉ chú ý việc trang bị kiến thức chứ chưa quan tâm việc giáo dục đạo đức cho học sinh.
Để ngăn chặn bạo lực học đường gia tăng, nhiều ý kiến cho rằng không nên tập trung vào việc trừng trị học sinh. Hiện nay, hình thức xử lý đối với học sinh vi phạm thường là khiển trách, cảnh cáo, buộc thôi học có thời hạn và xử lý hình sự. Bà Phan Thị Thu Hà, Phó giám đốc Sở Giáo dục - Đào tạo tỉnh Đồng Tháp, cho rằng “trừng trị là hạ sách”. Bà Hà đặt vấn đề: “Không ít giáo viên thường chỉ quan tâm đến học sinh khá, khiến những học sinh cá biệt thêm mặc cảm, tự ti dẫn đến chỗ sử dụng bạo lực để khẳng định bản thân”. Đồng quan điểm, ông Tăng Thành Nghiệp, phụ huynh học sinh Trường THPT Cái Bè (Tiền Giang), chia sẻ: “Việc đưa học sinh vi phạm lỗi nhỏ ra buổi sinh hoạt dưới cờ để phê bình là không phù hợp, sẽ tăng thêm bức xúc và mặc cảm cho học sinh cá biệt, khiến các em “quậy” hơn mà thôi”.
Đoàn Huế (Theo Thanh Niên)
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Khẩu súng đắt nhất thế giới trị giá hơn 110 tỷ: Chỉ vài người có khả năng mua, làm bằng chất liệu độc nhất
Người đàn ông mua chiếc ấm nứt vì đam mê, nào ngờ là đồ cổ 250 năm được định giá hơn 17 tỷ đồng
Không phải người ngoài hành tinh, con người có thể là sinh vật có trí tuệ duy nhất trong vũ trụ?
Ngôi chùa cổ sở hữu 4 chiếc cột gỗ quý hơn 'kim cương' giá 3400 tỷ: Người người xếp hàng vào xem!
Cặp vợ chồng sững sờ phát hiện chiếc bình sứ chắn cửa nhà suốt 36 năm lại có giá trị đến 30 tỷ đồng
Chiếc giường gỗ có giá trị nhất miền Tây: Chế tác bằng gỗ quý hàng đầu Việt Nam, trả 3 tỷ không bán