Tin tặc có thể bẻ khóa cơ chế 'bảo mật bằng dấu vân tay' trên iPhone
Công nghệ sử dụng cảm biến sinh trắc học có thể bị các tin tặc"vượt mặt" khi làm giả dấu vân tay chỉ bằng cách... chụp ảnh. Chức năng mở khóa bằng vân tay trên iPhone đang sử dụng công nghệ cảm biến sinh trắc học này.
Theo Neowin, thông tin nói trên đã được Jan Krissler, một chuyên gia bảo mật, "trình diễn" trong hội nghị của Chaos Computer Club lần thứ 31, diễn ra trong 4 ngày, từ 27.12, tại Đức (Chaos Communication Congress
- 31st C3). Chaos Computer Club là một diễn dàn công nghệ lớn nhất châu Âu, chuyên về bảo mật, hacker...
Tại 31st C3, chuyên gia Jan Krissler khẳng định tin tặc chỉ cần sử dụng máy ảnh kỹ thuật số chuyên nghiệp, chụp ảnh đối tượng cần làm giả dấu vân tay, sau đó, phóng lớn tấm ảnh ở vị trí ngón tay và làm giả dấu vân tay chỉ bằng ảnh chụp.
Để chứng minh lập luận của mình, Jan Krissler đã lấy hình chụp ngón tay cái của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Đức, bà Ursula von der Leyen để tạo ra một bản sao của dấu vân tay thật.
Tuy nhiên, trên thực tế phương pháp nói trên chỉ mới làm giả được dấu vân tay một cách tinh vi, nhưng vẫn chưa thể áp dụng thực tế được vào việc mở khóa thiết bị trên chiếc iPhone 6. Jan Krissler cho rằng, công bố của mình sẽ là một lời cảnh tỉnh cho những ai quá tin tưởng vào công nghệ sinh trắc học, vì thời gian tới tin tặc có thể phát triển xa hơn các công nghệ làm giả dấu vân tay.

Jan Krissler đùa rằng, sau tuyên bố này có thể trong thời gian tới các chính trị gia có thể phải đeo găng tay khi ra nói chuyện với công chúng.
Được biết, trước đây Jan Krissler cũng là người đã trình diễn khả năng làm giả dấu vân tay bằng cách dùng keo kèm theo một số phương pháp đặc biệt. Lúc đó, phương pháp này đã giúp Jan Krissler vượt qua được khả năng bảo mật Touch ID trên chiếc iPhone 5S.
Theo Thanh niên
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất

Cách Hà Nội 50 km có một ngôi chùa trăm tuổi 'dát vàng' nằm cánh đồng làng được nhiều du khách ghé thăm
Đây là 3 dòng sông chảy ngược nổi tiếng ở Việt Nam, thậm chí có sông được gọi với biệt danh 'Nghịch hà'
CLIP: Sư tử đực đơn độc bị bầy linh cẩu vây hãm khi không còn ở thời kỳ đỉnh cao
Đây là cây gỗ quý 4.300 năm tuổi, có giá gần nghìn tỷ
Ếch phi tiêu độc – Những 'viên ngọc sống' nguy hiểm bậc nhất rừng rậm Amazon
Vì sao vàng 'chanh sả' tới vậy? Không chỉ đẹp mà còn đắt xắt ra miếng!
Cột tin quảng cáo