“Giải cứu” hành trình du học trong dịch Covid-19
Đại học RMIT thăng hạng trên bảng xếp hạng học thuật thế giới / Đại học RMIT hợp tác với Sovico và Vietjet đẩy mạnh đào tạo hàng không
Dịch COVID-19 đang ảnh hưởng đến kế hoạch học tập cả du học sinh về nước tránh dịch lẫn học sinh lớp 12 đang theo đuổi giấc mơ du học nước ngoài. Theo Bộ Giáo dục & Đào tạo, Việt Nam hiện có đến 190.000 du học sinh. Nhiều em trong số đó đã bảo lưu kết quả và đáp chuyến bay hồi tháng 3 về nước tránh dịch, song lại phải đối mặt với thực tế sẽ bị chậm chương trình hay thời hạn ra trường có thể muộn cả học kỳ cho đến một năm. Một số bạn khác may mắn được học online dù đã về nước, nhưng cũng đang chật vật với lịch học thâu đêm bởi chênh múi giờ đến 12 tiếng đồng hồ.
COVID-19 cũng đang tạm khép cánh cửa du học năm nay của nhiều học sinh lớp 12 sau bao năm dày công chuẩn bị. Lịch thi tốt nghiệp THPT dự kiến lùi sang tháng 8/2020 đang khiến nhiều học sinh cuối cấp không kịp nộp đủ hồ sơ cho trường trước kỳ nhập học mùa thu, chưa kể lệnh cấm bay và đóng cửa biên giới cũng khiến việc xin visa bị ngưng trệ. Điều này đồng nghĩa nhiều học sinh sẽ phải lỡ cơ hội du học, “gap year” một năm bất đắc dĩ trong nỗi trăn trở của phụ huynh.
Sinh viên RMIT Việt Nam tại cơ sở Nam Sài Gòn trong giờ học nhóm.
Các giải pháp toàn diện dành cho cả du học sinh từ RMIT Melbourne (Úc) và du học sinh từ các trường đại học khác trên thế giới về nước tránh dịch, cũng như học sinh lớp 12 trong nước có ý định du học tại các ngôi trường hàng đầu.
Theo đó, du học sinh trở về nước có thể chuyển đổi tín chỉ từ trường đại học nước ngoài đang theo học để tiếp tục học tập tại RMIT Việt Nam. Với chương trình học tối ưu chuẩn quốc tế, du học sinh có thể sẽ được miễn giảm hàng loạt tín chỉ và môn học, bắt đầu học online theo múi giờ Việt Nam ngay bây giờ, và đến trường học cùng thầy cô và bạn bè chỉ sau 1-2 tháng nữa. So với du học, lộ trình này giúp tiết kiệm đến 2/3 học phí và sinh hoạt phí mỗi kỳ, mà vẫn nhận được tấm bằng cử nhân có giá trị toàn cầu từ Đại học RMIT Melbourne.
Ngoài lựa chọn du học tại RMIT Melbourne, du học sinh có thể chọn học tập tại RMIT Việt Nam và chuyển đổi tín chỉ quay lại trường đại học ban đầu vào thời điểm thích hợp. RMIT sẽ hỗ trợ cung cấp mô tả chi tiết môn học, nhằm giúp sinh viên có đầy đủ thông tin để xác nhận số tín chỉ được miễn với trường đại học ban đầu và giúp sinh viên tốt nghiệp đúng hạn. Lộ trình này càng thích hợp hơn với các bạn trẻ muốn tiết kiệm ngân sách, trải nghiệm cuộc sống sinh viên trong nước, cũng như tạo bước đệm thích nghi nếu có ý định trở về Việt Nam làm việc sau khi tốt nghiệp.
Sinh viên tương tác trực tiếp với giảng viên trong lớp học.
Nếu học sinh không chọn được trườngtrong danh sách hơn 200 đại học đối tác toàn cầu của RMIT Việt Nam, các bạn hoàn toàn có thể học tập trước tại đây, đợi dịch bệnh kết thúc rồi chuyển đổi tín chỉ sang một trường đại học nước ngoài khác theo mong muốn. RMIT sẽ hỗ trợ liên hệ với các trường đại học để tìm hiểu số lượng tín chỉ được miễn. Rõ ràng, ngoài việc tránh lãng phí một năm “gap year”, lộ trình này không những đảm bảo kế hoạch du học không bị dịch bệnh làm gián đoạn, mà còn tối ưu chi phí giảm bớt áp lực tài chính cho cha mẹ.
“Nhiều kế hoạch du học đang bị gián đoạn vì COVID-19. Thay vì lãng phí thời gian đợi dịch bệnh toàn cầu qua đi và chờ đợi những điều bất định, các bạn trẻ có thể nắm thế chủ động với bốn lộ trình đại học thay thế linh hoạt ngay tại quê nhà”, bà Jan Clohessy, Giám đốc tuyển sinh khu vực ASEAN, RMIT Việt Nam, nhấn mạnh.
Hệ thống đào tạo theo chuẩn quốc tế của RMIT cho phép sinh viên chuyển đổi tín chỉ và công nhận bằng cấp giữa các cơ sở giáo dục khác nhau, từ các trường đại học khác trên thế giới sang RMIT và ngược lại.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ LĐ-TB&XH sẽ rà soát, đề xuất Chính phủ mức tăng lương tối thiểu vùng phù hợp
Năm 2025, EVNCPC xây thêm 70 nhà tình nghĩa tại miền Trung - Tây Nguyên
Đà Nẵng: Cuộc thi ‘Hồn phố’ thu hút giới trẻ
Báo động tình trạng kháng kháng sinh tại Việt Nam
Nâng cao nhận thức về mối đe doạ của kháng thuốc
Giáo dục tiếng Hàn trong bối cảnh xã hội siêu kết nối