12/13 tỉnh miền Tây Nam Bộ có dịch COVID-19, Đồng Tháp ghi nhận 7 ca tử vong
4 chùm ca bệnh khiến dịch lan nhanh ở Đồng Tháp / Tiền Giang, Đồng Tháp nâng mức chống dịch Covid-19
Đồng Tháp ghi nhận 7 ca tử vong liên quan đếnCOVID-19
Các trường hợp tử vong đều là bệnh nhân lớn tuổi và có nhiều bệnh lý nền nặng như: Tăng huyết áp, tiểu đường, suy thận mạn, suy tim, thiếu máu cục bộ, suy vỏ thượng thận, thalassemie đã cắt lá lách. Trong quá trình nhận bệnh điều trị, bệnh viện đã cấp cứu cho thở máy, sử dụng thuốc kháng sinh phù hợp. Tuy nhiên diễn tiến ca bệnh không cải thiện, dẫn đến tử vong.
Trước đó, tại Bệnh viện Đa khoa TP Sa Đéc ghi nhận ca tử vong đầu tiên là BN16340, 81 tuổi, hai ngày sau bệnh viện này tiếp tục ghi nhận thêm 2 ca tử vong đều 64 tuổi. Đây là những trường hợp rất nặng, bệnh viện đã tiên đoán khả năng tử vong từ trước.
Tính đến sáng 8/7, tỉnh Đồng Tháp ghi nhận thêm 60 ca nhiễm mới, trong đó có 21 ca trong khu cách ly và 39 ca ở khu vực phong tỏa của huyện Châu Thành, nâng mức ca mắc COVID-19 lên 422 ca.
12/13 tỉnh, thành miền Tây Nam Bộ đã có ca mắcCOVID-19
Tiền Giang:Đáng chú ý là tỉnh Tiền Giang hiện có số ca mắc COVID-19 chỉ xếp sau tỉnh Đồng Tháp. Tính đến thời điểm cuối ngày 7/7, Tiền Giang ghi nhận tổng cộng 309 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 trong cộng đồng. Trong đó, TP Mỹ Tho là địa phương có số ca dương tính được ghi nhận nhiều nhất, với 103 ca; kế đến là huyện Cái Bè với 85 ca; tiếp theo là thị xã Cai Lậy với 29 ca và huyện Gò Công Đông 20 ca.
Cần Thơ:Trưa ngày 8/7 vừa phát đi thông báo khẩn từ Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 sau khi ghi nhận 5 trường hợp nghi nhiễm COVID-19.
Các trường hợp này được phát hiện tại huyện Vĩnh Thạnh, Phong Điền, Bệnh viện Đa khoa Thốt Nốt và Bệnh viện Ung Bướu TP Cần Thơ. Đây là những người đến từ vùng có dịch đã được Bộ Y tế công bố, TP Cần Thơ chủ động phát hiện qua khám sàng lọc.
Các trường hợp nghi nhiễmCOVID-19 ở miền Tây đều về từ vùng dịch.
Ngành Y tế đã khẩn trương, thần tốc truy vết, khoanh vùng, lấy mẫu xét nghiệm các trường hợp F1, F2, đồng thời phun khử khuẩn. Những người nghi nhiễm đã được chuyển đến Bệnh viện Lao và Bệnh phổi để điều trị.
Sau khi phun khử khuẩn, Bệnh viện Đa khoa Thốt Nốt và Bệnh viện Ung Bướu TP Cần Thơ, đã hoạt động bình thường.
Cà Mau:Sở Y tế xác nhận, Cà Mau có ca dương tính với COVID-19 trong cộng đồng đầu tiên. Đó là người giao nước đá ở chợ Bình Điền. Bệnh nhân là anh P.V.Th. (BN22348) ngụ ấp Đầu Nai, xã Tân Phú, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau.
Qua điều tra dịch tễ của ngành y tế Cà Mau, trước ngày 1/7, bệnh nhân làm công việc giao nước đá cho các vựa cá trong chợ đầu mối Bình Điền. Sáng 2/7, bệnh nhân cùng anh rể đi xe máy từ TP Hồ Chí Minh về Cà Mau. Trên đường đi, bệnh nhân có ghé đổ xăng, ăn uống, nghỉ ngơi và khai báo y tế ở nhiều nơi.
Quy truy vết, Sở Y tế phát hiện thêm chùm ca bệnh tại xã An Xuyên và 1 trường hợp tại xã Định Bình, TP Cà Mau. Chùm ca bệnh tại xã An Xuyên là ông L.V.Đ. (88 tuổi), ông nội của 2 bệnh nhân (BN23658, BN23659); ông L.V.M. (59 tuổi) và bà C.T.M. (57 tuổi), là cha, mẹ của 2 bệnh nhân trên.
BN23659 được xác định là người đi cùng xe máy từ TP Hồ Chí Minh với BN22348 là P.V.Tr. (30 tuổi), ngụ ấp Đầu Nai, xã Tân Phú, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau.
Long An: Đến sáng 8/7, tỉnh có 19 ca mắc COVID-19 mới, nâng tổng số ca mắc trên địa bàn tỉnh lên 253 ca. Tỉnh đã thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ đối với TP Tân An và Chỉ thị 15 với 4 huyện Đức Hòa, Bến Lức, Cần Đước, Cần Giuộc. Thị xã Kiến Tường và các huyện còn lại.
Theo đó, từ 0h ngày 8/7, những người ngoài tỉnh muốn vào Long An phải có giấy chứng nhận xét nghiệm âm tính (PCR hoặc test nhanh) được cơ quan có thẩm quyền cấp không quá 5 ngày, tính đến thời điểm vào tỉnh.
Phong tỏa, giãn cách nhiều khu vực trên địa bàn tỉnh Long An phòng chống dịch.
An Giang:Ban Chỉ đạo Phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh cho biết, tính đến sáng 8/7 tỉnh đã có 96 ca mắc, nghi mắc COVID-19 (1 trường hợp tái dương tính). Trong tổng số 60 ca lây nhiễm cộng đồng thì huyện An Phú có đến 47 ca liên quan đến bệnh nhân số BN16660.
Các ca còn lại thuộc huyện Tịnh Biên do lây nhiễm từ tài xế chở trái cây và sau khi nhập cảnh thị xã Tân Châu.
Như vậy, tính từ ngày 15/4 đến nay, ngoài TP Châu Đốc có 9 ca được công bố thì 3 ca còn lại thuộc huyện Châu Phú, Tịnh Biên và TP Long Xuyên.
Khu vực phong tỏa xã Bình Thủy, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang.
Vĩnh Long:Bộ Y tế công bố tỉnh này ghi nhận thêm 24 ca mắc COVID-19, trong đó, 18 ca là các trường hợp F1, 3 ca có tiền sử đi về từ TP Hồ Chí Minh, 3 ca đang điều tra dịch tễ.
Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, nhất là liên quan đến ca bệnh tại Công ty TNHH Tỷ Xuân (Khu Công nghiệp Hòa Phú, huyện Long Hồ), UBND tỉnh đã quyết định thành lập Bệnh viện Dã chiến tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Hòa Phú.
Bệnh viện dã chiến được triển khai với quy mô 50 giường bệnh, 83 biên chế với nhiệm vụ thực hiện cách ly, chăm sóc, điều trị bệnh nhân COVID-19 và thực hiện danh mục kỹ thuật theo phân tuyến kỹ thuật của Bộ Y tế.
Hậu Giang là địa phương duy nhất tại miền Tây chưa có ca mắcCOVID-19
Tuy nhiên, trước diễn biến phức tạp bởi tình hình dịch bệnh ở các địa phương trong khu vực, UBND tỉnh Hậu Giang đã có chỉ đạo tất cả những người đi, đến và trở về từ các điểm dịch, các khu phong tỏa, khu cách ly, giãn cách, mốc dịch tễ theo thông báo của Bộ Y tế, sở y tế các tỉnh, thành phố hoặc về từ tỉnh, thành phố đang có ca mắc COVID-19 trong cộng đồng, thì khi vào tỉnh bắt buộc phải có giấy chứng nhận kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 trong thời gian không quá 5 ngày kể từ thời điểm có kết quả xét nghiệm âm tính đến thời điểm vào tỉnh Hậu Giang.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Không thiếu vốn để thực hiện đề án 1 triệu hecta lúa chất lượng cao, phát thải thấp
Vì sao dự án mở rộng nhà ga T1 sân bay Đà Nẵng chậm được triển khai?
Báo Pháp giới thiệu Việt Nam như một hình mẫu chuyển đổi nông nghiệp sinh thái
Vượt qua nhiều đối thủ nặng ký, Việt Nam lần thứ 8 được vinh danh là "Điểm đến Golf tốt nhất châu Á năm 2024"
Một hãng hàng không lớn tuyển phi công tại Việt Nam