13 nhóm đối tượng được tiêm vaccine COVID-19 tại Hà Nội
Đề xuất xét đặc cách tốt nghiệp THPT cho hơn 3.200 thí sinh thi đợt 2 tại TP Hồ Chí Minh / Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Quyết liệt giải quyết các điểm nóng ở miền Tây
Hình minh họa.
Mục đích của phương án nhằm triển khai chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 trên quy mô lớn để phòng ngừa chủ động, tạo miễn dịch cộng đồng trong thời gian sớm nhất.
Yêu cầu của phương án được đặt ra là tiêm chủng sớm nhất, nhanh nhất và an toàn nhất với yêu cầu thực hiện tối đa 200.000 mũi tiêm/ngày; bảo đảm an toàn phòng, chống dịch cho các lực lượng tham gia tiêm chủng và người dân...
Về thứ tự ưu tiên đối tương tiêm chủng: Theo chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 21, đồng thời mở rộng sang các đối tượng khác và đảm bảo tính chính xác, minh bạch trong việc tiếp cận vaccine. Thành phố sẽ ưu tiên 13 nhóm đối tượng tiêm vaccine phòng COVID-19. Cụ thể:
1. Lực lượng tuyến đầu phòng, chống dịch, gồm: Người làm việc trong các cơ sở y tế công lập và tư nhân, người tham gia phòng, chống dịch (thành viên Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch các cấp, người làm việc ở các khu cách ly, làm nhiệm vụ truy vết, điều tra dịch tễ, tổ COVID-19 cộng đồng, tình nguyện viên, phóng viên...); lực lượng Quân đội; lực lượng Công an.
2. Nhân viên, cán bộ ngoại giao của Việt Nam và thân nhân được cử đi nước ngoài; hải quan, cán bộ làm công tác xuất nhập cảnh.
3. Cán bộ, người lao động của các cơ quan, đơn vị đã tích cực tham gia các hoạt động phòng, chống dịch, các đơn vị hỗ trợ công tác phòng, chống dịch bệnh.
4. Người cung cấp dịch vụ thiết yếu: Hàng không, vận tải, du lịch; cung cấp dịch vụ điện, nước, ngân hàng, kho bạc, chứng khoán, bưu chính, viễn thông, xuất, nhập khẩu hàng hóa, cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú, ăn uống, cơ sở chăm sóc sức khỏe, dược, vật tư y tế, người dân ở vùng/khu du lịch...
5. Giáo viên, người làm việc tại các cơ sở giáo dục, đào tạo; người làm việc tại các cơ quan, đơn vị hành chính, các tổ chức thường xuyên tiếp xúc với nhiều người.
6. Người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cử đi công tác, học tập, lao động ở nước ngoài.
7. Công nhân tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp, điểm công nghiệp.
8. Người mắc các bệnh mạn tính; người trên 65 tuổi. Người nghèo, các đối tượng chính sách xã hội.
9. Người sinh sống ở các khu vực có dịch.
10. Các chức sắc, chức việc tôn giáo.
11. Các đối tượng là lao động phổ thông thường xuyên tiếp xúc với nhiều người tại những nơi tập trung đông người, như: Nhóm người lao động tự do, thường xuyên tiếp xúc với nhiều người như lái xe taxi, xe ôm, bốc vác, đánh giày, bán hàng rong...
12. Người làm việc trong các trại giam, trại tạm giam và phạm nhân.
13. Người dân không nằm trong các nhóm đối tượng nêu trên, nhưng có thể ưu tiên theo yêu cầu của công tác phòng, chống dịch tại từng thời điểm thể theo diễn biến tình hình dịch bệnh.
Thời gian triển khai: Trong năm 2021, triển khai chiến dịch ngay khi tiếp nhận vaccine đảm bảo đúng tiến độ yêu cầu. Thời gian cụ thể theo các đợt phân bổ vaccine của Bộ Y tế và nguồn cung ứng vaccine của thành phố.
Phạm vi triển khai phụ thuộc vào lượng vaccine được cung ứng, sẽ thực hiện theo đề xuất của ngành Y tế.
Cụ thể: Khi nguồn vaccine chưa đủ sẽ phân bổ số lượng vaccine cho các quận, huyện, thị xã theo thứ tự ưu tiên có ca F0 mới, có nhiều khu công nghiệp, có mật độ dân cư cao, có nhiều địa điểm thường tập trung đông người... Khi có đủ vaccine: Triển khai đồng loạt trên toàn thành phố.
Ngoài ra, căn cứ diễn biến tình hình dịch bệnh thực tế tại thời điểm triển khai, chiến dịch sẽ có điều chỉnh, ưu tiên cụ thể cho từng địa phương nhằm đảm bảo tối ưu nhất cho công tác phòng chống dịch bệnh với nguyên tắc ưu tiên tiêm trước cho các nhóm đối tương ở các quận, huyện đang có dịch.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Dự báo thời điểm bão Yinxing đổ bộ vào Biển Đông, xuất hiện ngay trong tuần này?
Vốn FDI là cơ hội nhưng không phải động lực chính cho kỷ nguyên vươn mình
Cơ cấu lại kinh tế vùng Đông Nam Bộ theo hướng hiện đại
Siêu lợi nhuận từ đa dạng hóa sản phẩm từ sen
Đà Nẵng: Giải ngân vốn đầu tư công gặp hai bất cập lớn