6 dịch vụ công mới ra mắt: Đã có thể đổi giấy phép lái xe, nộp phạt giao thông online
TP.HCM dừng nhiều tuyến xe bus từ 1/7 / Cảnh báo gia tăng bệnh sốt mò trong mùa Hè
Sáu dịch vụ công được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia (DVCQG) từ ngày 1/7 bao gồm: (1) Chứng thực bản sao điện tử từ bản chính; (2) Đóng tiếp bảo hiểm xã hội tự nguyện; (3) Gia hạn thẻ bảo hiểm y tế theo hộ gia đình; (4) Cấp đổi giấy phép lái xe mức độ 4; (5) Nộp phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ thuộc thẩm quyền của Cảnh sát giao thông (phạm vi toàn quốc); (6) Nộp phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ thuộc thẩm quyền của Thanh tra giao thông.
Cổng dịch vụ công quốc gia (DVCQG).
Điểm chung của 6 dịch vụ công đưa lên Cổng DVCQG sắp tới chú trọng đến vấn đề thanh toán điện tử. Đẩy mạnh thanh toán điện tử cũng là nội dung Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng nhấn mạnh bởi trong thời gian qua, dịch COVID-19 mang đến thách thức lớn nhưng cũng là cơ hội để đẩy mạnh chuyển đổi số, thương mại điện tử, thanh toán trực tuyến.
Như vậy, từ ngày mai người dân có thể ngồi nhà nộp phạt trực tuyến nếu vi phạm hành chính lĩnh vực giao thông, đóng tiếp BHXH tự nguyện và dịch vụ chứng thực bản sao điện tử từ bản chính sẽ triển khai đồng loạt trên toàn quốc...
Từ thời điểm khai trương ngày 9/12/2019 đến nay, Cổng Dịch vụ công Quốc gia đã tích hợp với 18 bộ, ngành, 63/63 địa phương, 12 tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng, trung gian thanh toán. Tiếp nhận, xử lý hơn 6.600 phản ánh, kiến nghị và hỗ trợ, giải đáp hơn 14.800 cuộc gọi tới tổng đài.
Tính đến 28/6/2020, đã có hơn 178.000 tài khoản đăng ký; hơn 46,3 triệu lượt truy cập tìm hiểu thông tin và thực hiện dịch vụ; hơn 10,5 triệu hồ sơ đồng bộ trạng thái để phục vụ tra cứu, theo dõi, giám sát, đánh giá quá trình giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính; hơn 151.000 hồ sơ thực hiện trực tuyến từ Cổng DVCQG, trong đó có 889 hồ sơ của người sử dụng lao động đề nghị hỗ trợ vay vốn hoặc hỗ trợ lao động tạm ngừng việc, nghỉ việc không hưởng lương do đại dịch COVID-19.
Bên cạnh đó, mặc dù hệ thống thanh toán trực tuyến các nghĩa vụ tài chính trong thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công của Cổng DVCQG mới đưa vào thực hiện từ tháng 3/2020 nhưng đến nay, sau 3 tháng triển khai, đã tích hợp, cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến với 06 bộ, ngành và 31/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và đã có hơn 2.100 lượt giao dịch thành công.
Qua gần 7 tháng đi vào vận hành, từ 8 nhóm dịch vụ công ban đầu ở thời điểm khai trương, khi tích hợp thêm 6 dịch vụ công vào ngày mai thì Cổng DVCQG có 725 dịch vụ công cung cấp cho người dân, doanh nghiệp.
"Cổng DVCQG đã bước đầu được người dùng đón nhận, phát huy tốt chức năng phục vụ người dân, doanh nghiệp", Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết.
Qua tài khoản Cổng DVCQG, các doanh nghiệp có thể thực hiện thủ tục tại tất cả các bộ, ngành, địa phương và thực hiện thanh toán trực tuyến các nghĩa vụ tài chính liên quan. Cùng việc thúc đẩy thực hiện hoàn toàn trên môi trường điện tử, ưu điểm rất lớn của việc nộp hồ sơ hoặc thực hiện các thủ tục hành chính thông qua Cổng DVCQG là tạo thêm kênh giám sát việc thực hiện, bảo đảm tính minh bạch. Quá trình giải quyết được thông tin tới các doanh nghiệp, đồng thời, Văn phòng Chính phủ cũng đồng hành đôn đốc, theo dõi và chấn chỉnh kịp thời các vướng mắc, khó khăn trong việc giải quyết.
Vào ngày mai, tại cuộc họp báo do Văn phòng Chính phủ tổ chức, các cơ quan chức năng sẽ giới thiệu về 6 dịch vụ công và lợi ích mang lại cho người dân và doanh nghiệp. Đồng thời làm rõ hơn nữa về quy trình thực hiện các dịch vụ công trên Cổng DVCQG.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Không gian Tết Việt bên bờ biển Đà Nẵng thu hút du khách
Nỗ lực quản lý tài nguyên thiên nhiên tại các khu dự trữ sinh quyển thế giới
Vựa hoa, cây cảnh lớn nhất Quảng Ninh và câu chuyện đầu ra
Bộ Chính trị điều động, phân công chức vụ Bí thư các tỉnh, thành Tây Nam bộ
Thúc đẩy đào tạo trong lĩnh vực bán dẫn, sản xuất thông minh