9 mạng người, cái giá của lệnh "miệng"
Khu vực tư nhân đang góp phần cải thiện rõ rệt chất lượng hệ thống cơ sở hạ tầng tại Việt Nam / Phân luồng hành khách từ xa để giảm tải nhà ga Nội Bài
Bị cáo Bùi Mạnh Quốc: Không có quy trình, làm bằng kinh nghiệm
Bị cáo Quốc khẳng định, trong suốt quá trình làm tại BV không có nhân viên nào giám sát. Quốc cũng chưa bàn giao cho bệnh viện, nhiệm vụ là bàn giao cho Công ty Thiên Sơn- ký hợp đồng thuê Quốc làm. Trách nhiệm bàn giao cho BV là thuộc Công ty Thiên Sơn.
Một lần nữa, bị cáo Quốc nói rằng, ngày 28/5, nhiệm vụ vẫn chưa làm xong vì còn lấy mẫu nước đi xét nghiệm. Và có hẹn là sáng hôm sau (29/5) còn lấy mẫu nước vì cần phải có Trần Văn Sơn và đại diện của đơn nguyên chạy thận (điều dưỡng Hằng hoặc người khác). Người bắt buộc có mặt để lấy mẫu nước là bị cáo Trần Văn Sơn.
Sáng ngày 29/5, bị cáo Quốc đến BV để lấy mẫu nước đi xét nghiệm thì đã thấy hệ thống RO2 hoạt động. Bùi Mạnh Quốc có hỏi cán bộ của bệnh viện tên là Hằng thì được trả lời là không thấy ai bảo gì. Chỉ một lúc sau thì sự cố xảy ra.
Nếu như lời bị cáo Quốc khai là đúng thì trách nhiệm thuộc về BV Đa khoa tỉnh Hòa Bình.
Bị cáo Hoàng Công Lương: Lệnh bằng "miệng"
Hội đồng xét xử thẩm vấn bị cáo Hoàng Công Lương. Bị cáo Lương không chấp nhận lời cáo buộc của Viện Kiểm sát về tội "Vô ý làm chết người".
Khi BV Đa khoa tỉnh Hòa Bình thành lập Đơn nguyên thận nhân tạo, vài cuối năm 2010, BS Lương được đi học kỹ thuật lọc máu tại Bạch Mai. Và được BV Bạch Mai cấp chứng nhận được đào tạo hai tháng hoàn thành khóa học kỹ thuật lọc máu .
Theo bị cáo Lương, bị cáo được cấp chứng chỉ hành nghề 2013 về nội khoa và hồi sức tích cực. Khoa HSTC phân công bị cáo là bác sĩ điều trị ở đơn nguyên thận nhân tạo.
HĐXX hỏi bị cáo Lương có được học về nước và ý nghĩa nước lọc máu không?
BS Lương trả lời, bị cáo được đào tạo về lĩnh vực chuyên sâu. Cả bác sĩ và điều dưỡng và kỹ thuật viên được học chung nhau một quyển đào tạo còn liên quan đến công việc của từng vị trí mà người đó chuyên sâu về mảng đó. Bác sĩ Lương cũng khẳng định bị cáo không phải chịu trách nhiệm về nước trong chạy thận.
Theo quy chế của khoa, trách nhiệm thuộc về trưởng khoa nhưng tại BV Đa khoa tỉnh Hòa Bình, Đơn nguyên thận nhân tạo không có kỹ sư chịu trách nhiệm. Chỉ dựa vào "kinh nghiệm" của Bùi Mạnh Quốc, người không có chuyên môn mà Công ty Thiên Sơn vẫn thuê để bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống lọc nước RO2.
Bị cáo Lương cũng cho biết, trong trường hợp này kỹ sư của Phòng Vật tư Y tế phải chịu trách nhiệm. Khi được tòa hỏi về quy định vận hành máy sau sửa chữa cần thủ tục gì bị cáo Lương cho rằng đây không phải trách nhiệm của bị cáo.
Sáng 29/5/2017, ngày xảy ra sự cố làm 9 bệnh nhân chết, bị cáo Lương khai: Nữ điều dưỡng tên Điệp thông báo bằng miệng cho bị cáo là hệ thống "đã thông" và sử dụng bình thường, nên bị cáo đã ký y lệnh cho máy chạy lọc thận.
Chủ tọa ngắt lời bị cáo Lương và hỏi: "Điều dưỡng viên Điệp có trách nhiệm đảm bảo chất lượng nước đã bàn giao sử dụng bình thường không? Có được phân công quản lý hệ thống lọc nước không? Ngoài chị Điệp, có trưởng, phó khoa thông báo về việc hệ thống lọc nước đã được vận hành không?".
Bị cáo Lương giải thích, Điệp là cán bộ đơn nguyên lọc máu nên ai cũng tin chị ấy nhận tin từ kỹ thuật viên Phòng Vật tư rồi thông báo lại. Trong tình huống đó, bị cáo Lương chỉ cần thông báo bảo đảm chất lượng nước của Phòng Vật tư là đủ.
Chủ tọa chỉ ra rằng, thực tế trưởng phòng vật tư khi ấy là Trần Văn Thắng, kỹ thuật viên Trần Văn Sơn, hay trưởng Khoa Hồi sức tích cực Hoàng Đình Khiếu, kể cả phó khoa Hoàng Công Tình đều không ai trực tiếp thông báo cho Hoàng Công Lương về chất lượng nước chạy thận.
Như vậy, BS Hoàng Công Lương ký y lệnh chạy thận cho 18 bệnh nhân từ thông báo bằng miệng của điều dưỡng Điệp.
Một sự thật thật đáng sợ ở BV Đa khoa Hòa Bình: Không có quy trình kiểm tra nước RO theo quy định, không có quy trình bàn giao thiết bị đã bảo dưỡng, sửa chữa xong. Và chỉ là "lệnh truyền miệng".
End of content
Không có tin nào tiếp theo