Tin tức - Sự kiện

Khu vực tư nhân đang góp phần cải thiện rõ rệt chất lượng hệ thống cơ sở hạ tầng tại Việt Nam

(DNVN)- "Những dự án với nguồn lực đầu tư từ khu vực tư nhân đang góp phần cải thiện rõ rệt chất lượng hệ thống cơ sở hạ tầng tại Việt Nam"- Thứ trưởng Bộ KH-ĐT khẳng đinh tại phiên thảo luận " Quản trị, huy động vốn và phát triển cơ sở hạ tầng..." tổ chức ngày 16/1.

"Chuyến xe yêu thương" đưa người bệnh về quê đón Tết / Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: "Không để người dân mất lòng tin vào vắc xin"

Diễn đàn kinh tế Việt Nam năm 2019 do Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) tổ chức, ngày 16/11, tại Hà Nội, trong khuôn khổ diễn đàn đã diễn ra các phiên thảo luận.

Phát biểu tại phiên thảo luận“Quản trị, huy động vốn và phát triển cơ sở hạ tầng - Kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị chính sách cho Việt Nam, Thứ trưởng Bộ KH-ĐT, ông Vũ Đại Thắng nhấn mạnh:“Trong những năm qua, Chính phủ Việt Nam đã quan tâm thúc đẩy việc thu hút nguồn vốn đầu tư tư nhân, đặc biệt thông qua mô hình đối tác công - tư - PPP, hiện đã triển khai được 147 dự án có tổng mức đầu tư khoảng 1,14 triệu tỷ đồng (tương đương 52 tỷ USD). Những dự án với nguồn lực đầu tư từ khu vực tư nhân đang góp phần cải thiện rõ rệt chất lượng hệ thống cơ sở hạ tầng tại Việt Nam.”

Thời gian qua, kết cấu hạ tầng của Việt Nam đã từng bước được quan tâm, hoàn thiện theo hướng hiện đại, cơ bản đáp ứng yêu cầu phát triển giai đoạn vừa qua. Các công trình trọng điểm như mở rộng Quốc lộ 1 từ Thanh Hóa tới Cần Thơ; đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây Nguyên; hoàn thành và đưa vào khai thác, sử dụng trên 1.000km đường cao tốc.

Sân bay Vân Đồn hoàn thành sau 3 năm xây dựng- bài học về kinh tế tư nhân

Sân bay Vân Đồn hoàn thành sau 3 năm xây dựng- bài học về kinh tế tư nhân

Hạ tầng năng lượng cũng được đầu tư cơ bản, đáp ứng được yêu cầu phát triển và bảo đảm an ninh năng lượng cho quốc gia, giúp tăng thêm 18.000MW công suất và 7.600km đường truyền tải cũng như khoảng 37.000MW công suất các trạm biến áp.

Về nguồn lực đầu tư, theo nguồn từ Bộ KH-ĐT, bên cạnh việc ưu tiên sử dụng tối đa nguồn ngân sách nhà nước, Chính phủ cũng quan tâm thúc đẩy thu hút vốn đầu tư tư nhân, đặc biệt là thông qua hình thức Hợp tác công tư (PPP).

Tới nay, Việt Nam đã thu hút được khoảng 150 dự án đầu tư theo hình thức PPP, với tổng mức đầu tư trên 1 triệu tỉ đồng (tương đương khoảng 50 tỉ đô la). Những dự án với nguồn lực đầu tư từ khu vực tư nhân quan trọng này đã góp phần cải thiện chất lượng cơ sở hạ tầng tại Việt Nam.

Tuy nhiên, đầu tư vào cơ sở hạ tầng của Việt Nam còn gặp nhiều tồn tại, đặc biệt liên quan tới nguồn vốn.

 

Hiện nay, quy mô nền kinh tế Việt Nam chưa lớn, khả năng tích lũy hạn chế. Do đó, nếu duy trì đầu tư ở mức độ cao cho kết cấu hạ tầng sẽ ảnh hưởng tới đảm bảo cân đối vĩ mô, ảnh hưởng tới phát triển chung của toàn nền kinh tế.

Ngoài ra, việc duy trì đầu tư lớn cho kết cấu hạ tầng sẽ gây áp lực tới trần nợ công. Đồng thời, việc tiếp cận nguồn vốn vay giá rẻ như ODA sẽ giảm khi Việt Nam đã trở thành quốc gia có mức thu nhập trung bình. Việc vay vốn với lãi suất cao hơn một lần nữa sẽ tiếp tục ảnh hưởng tới trần nợ công.

Bên cạnh đó, việc cải cách thể chế, thủ tục hành chính để cải thiện môi trường đầu tư, thu hút nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng vẫn đang là thách thức.

Việc đầu tư hạ tầng qua PPP thời gian qua còn hạn chế do nhà nước chưa đủ nguồn lực để tham gia cùng nhà đầu tư tư nhân, đặc biệt là khối đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó, chính sách hiện tại chưa đồng bộ, chưa đủ mạnh và còn thiếu cơ chế bảo lãnh, chia sẻ rủi ro cho nhà đầu tư như rủi ro liên quan tới doanh thu, quy đổi ngoại tệ.

Tại phiên thảo luận, các chuyên gia đều đánh giá rằng, cơ sở hạ tầng luôn đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội ở mọi quốc gia và thậm chí rất quan trọng trong việc cải thiện môi trường kinh doanh và tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế nhanh ở các nước đang phát triển.

 

Các nước trong khu vực luôn ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng nhằm đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và đã tạo ra sự cải thiện đáng kể về số lượng, chất lượng cơ sở hạ tầng gắn với cải cách thể chế quản lý, huy động vốn, tài chính cho phát triển cơ sở hạ tầng ngày càng chuẩn mực và có hiệu quả hơn.

Thứ trưởng Bộ KH-ĐT cũng thẳng thắn chỉ rabốn vấn đề khó khăn cần phải giải quyết và tháo gỡ.

Một là quy mô nền kinh tế của Việt Nam không lớn do đó khả năng tích lũy hạn chế dẫn đến việc duy trì mức đầu tư cao từ ngân sách Nhà nước sẽ tạo áp lực lớn cho việc bảo đảm cân đối vĩ mô, ảnh hưởng đến sự phát triển chung của toàn nền kinh tế.


Hai là, áp lực của trần nợ công đang tăng cao đồng thời Việt Nam đã trở thành nước có thu nhập trung bình, điều này có nghĩa nguồn vốn vay nước ngoài dành cho phát triển kết cấu hạ tầng ngày càng giảm và vốn ưu đãi phải trả các mức lãi cao hơn.

Ba là, việc duy trì và cải cách thể chế, cải cách thủ tục hành chính để cải thiện môi trường đầu tư, thu hút các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng là một thách thức lớn đối với toàn nền kinh tế.

Bốn là, các điều kiện cần thiết để thu hút nguồn lực đầu tư từ khu vực tư nhân cho hệ thống cơ sở hạ tầng thông qua mô hình đầu tư đối tác công - tư hiện còn hạn chế, mà nguyên nhân do Nhà nước chưa có đủ nguồn lực tài chính tham gia cộng thêm năng lực thực hiện còn yếu, cơ chế chính sách chưa đồng bộ và đủ mạnh, thiếu các cơ chế bảo đảm, bảo lãnh, chia sẻ rủi ro với nhà đầu tư (như rủi ro về doanh thu, rủi ro về chuyển đổi ngoại tệ…) đi cùng là việc thực thi chưa đảm bảo yêu cầu về tính chuyên nghiệp và minh bạch của thị trường.

Tại hội thảo, ông Kunio Umeda, Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam đánh giá cao việc Chính phủ Việt Nam đã nghiêm ngặt quản lý các khoản vay nợ, đặc biệt là nguồn vốn từ các nhà tài trợ nước ngoài.

 



Hà Vân
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm