Áp thấp nhiệt đới nhiều khả năng thành bão sắp vào Việt Nam có sức mạnh thế nào?
Hơn 300 triệu đồng hỗ trợ nạn nhân chất độc da cam bị thiệt hại bởi cơn bão số 5 / Đà Nẵng: Cắt tỉa 51.207 cây xanh để phòng chống bão năm 2020
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, ngày 15/9, ở khu vực miền Trung Philippines có một áp thấp nhiệt đới đang hoạt động.
Hồi 7h, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 12,8 độ Vĩ Bắc, 122,5 độ Kinh Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (40-50 km/giờ), giật cấp 8.
Vị trí và dự báo đường đi của áp thấp nhiệt đới. Nguồn: NCHMF.
Dự báo trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15 km, đi vào Biển Đông và có khả năng mạnh thêm.
Đến 7h ngày 16/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở khoảng 13,5 độ Vĩ Bắc, 119,6 độ Kinh Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6-7 (50-60 km/giờ), giật cấp 9.
Vùng nguy hiểm trên Biển Đông trong 24 giờ tới (gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên): Phía Bắc vĩ tuyến 10 độ Vĩ Bắc, phía Đông kinh tuyến 118 độ Kinh Đông. Toàn bộ tàu thuyền hoạt động trong vùng nguy hiểm đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió mạnh và lốc xoáy. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.
Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20 km và có khả năng mạnh lên thành bão. Đến 7 giờ ngày 17-9, vị trí tâm bão ở khoảng 14,7 độ Vĩ Bắc, 115,1 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 400 km về phía Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão cấp 8-9 (60-90 km/giờ), giật cấp 11.
Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão tiếp tục di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 20-25 km và tiếp tục có khả năng mạnh thêm.
Cảnh báo mưa dông trên biển
Hiện nay, rãnh áp thấp có trục 12-15 độ Vĩ Bắc nối với áp thấp nhiệt đới ở miền Trung Philippines đang có xu hướng đi vào biển Đông.
Do ảnh hưởng của rãnh áp thấp phân tích trên kết hợp với hoạt động của gió mùa tây nam nên trong ngày và đêm nay 15-9, ở khu vực Nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa), vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau, từ Cà Mau - Kiên Giang và vịnh Thái Lan có mưa rào và dông; trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc xoáy và gió giật mạnh.
Khu vực Nam Biển Đông, bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa, có gió tây nam mạnh cấp 5, có lúc cấp 6. Sóng biển cao 2-3 m, biển động.
End of content
Không có tin nào tiếp theo