Tin tức - Sự kiện

Bảo hiểm chỉ chi trả 1/3 chi phí cho việc cách ly, xét nghiệm COVID-19?

Theo quy định hiện nay, bảo hiểm chỉ chi trả 700.000 đồng cho việc cách ly, xét nghiệm cho mỗi ca nhưng thực tế lên đến 2 triệu đồng.

Khoảng 70% người mắc COVID-19 ở Đà Nẵng không có triệu chứng / Nghịch lý "nghèo mà không nghèo" và "nghèo thật mà không được nghèo"?

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Sáng 22/8, Phó Chủ tịch UBND Thành phố - Trưởng Ban Chỉ đạo công tác phòng chống dịch COVID-19 Thành phố Hà Nội Ngô Văn Quý chủ trì cuộc họp với lãnh đạo một số cục, vụ, viện thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Bộ y tế, cũng như lãnh đạo các bệnh viện và cơ sở y tế ngoài công lập trên địa bàn nhằm thảo luận các giải pháp đảm bảo an toàn phòng chống dịch bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh.

Tại buổi làm việc, các bệnh viện cũng nêu một số đề xuất, kiến nghị. Theo lãnh đạo bệnh viện Thanh Nhàn, là một trong những đơn vị triển khai xét nghiệm, nếu với bệnh viện chuyên khoa việc sàng lọc, xét nghiệm sẽ đơn giản hơn nhưng với bệnh viện đa khoa có nhiều bệnh nhân với nhiều triệu chứng lâm sàng nên chỉ sàng lọc được qua xét nghiệm, với trường hợp không có dịch tễ hay là đối tượng F1, F2 thì những trường hợp khác làm xét nghiệm và thanh toán sẽ đặt ra như thế nào? Và có cơ chế nào đối với bệnh nhân chưa đủ điều kiện thanh toán bảo hiểm?

Còn theo Phó Giám đốc Bệnh viện 108 Lê Hữu Sang, với việc dịch bệnh diễn ra từ Tết đến nay, có hơn 1.000 ca mắc, các đơn vị liên quan cần tiến hành sơ kết lại xem tỷ lệ lây nhiễm từ F0 sang F1 và từ F1 sang F2 như thế nào, từ đó có văn bản hướng dẫn cụ thể, nếu không đây sẽ là gánh nặng rất lớn cho ngành y tế.

Bảo hiểm chỉ chi trả 1/3 chi phí cho việc cách ly, xét nghiệm COVID-19? - Ảnh 1.

Toàn cảnh buổi họp sáng 22/8 về các giải pháp đảm bảo an toàn phòng chống dịch bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh.

 

Đối với các kiến nghị của bệnh viện về cơ chế giá còn thấp, mua sắm vật tư y tế, Phó Chủ tịch UBND Thành phố cho rằng điều này sẽ gây khó khăn trong các bệnh viện và sẽ có báo cáo với Ban chỉ đạo TƯ.

Cũng tại buổi làm việc, đồng chí Trần Nhị Hà, Phó Giám đốc Sở Y tế cho biết, ngay từ giai đoạn đầu tiên khi dịch bệnh xảy ra, Ban chỉ đạo thành phố đã xác định Hà Nội là địa bàn rất khó khăn và phức tạp trong công tác phòng, chống dịch bệnh. Hà Nội hiện có 111 bệnh viện, trong đó có 41 bệnh viện công lập, 39 bệnh viện ngoài công lập, 31 bệnh viện Trung ương, bộ, ngành đóng trên địa bàn và 3.587 phòng khám tư nhân với đầy đủ các hình thức tổ chức hành nghề từ đa khoa đến chuyên khoa.

Tính đến thời điểm hiện nay, 46/80 bệnh viện trực thuộc, trong đó có 30/41 bệnh viện công lập, 16/39 bệnh viện tư nhân đã được kiểm tra. Kết quả có 36/46 bệnh viện an toàn, 7/46 bệnh viện an toàn ở mức thấp.

Ngoài ra, đoàn kiểm tra cũng phát hiện 3/46 bệnh viện không an toàn, chủ yếu là các nhóm bệnh viện chuyên khoa mắt ngoài công lập. Cả 3 bệnh viện này đều không đảm bảo an toàn trong sàng lọc, phân luồng, cách ly.

Ngay sau khi kiểm tra, Sở Y tế đã yêu cầu các bệnh viện dừng hoạt động khám bệnh, chữa bệnh để khắc phục và báo cáo Sở Y tế.

 

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm