Tin tức - Sự kiện

Bí ẩn về những nấm mộ hoang giữa lòng Hà Nội

Nằm ngay giữa lòng Hà Nội, nNhững ngôi mộ này có hình dáng dị thường và ẩn chứa trong nó những lời đồn bí hiểm.

Cổ mộ bé gái 9 tuổi tại Tây An với vô số cổ vật giá trị đi kèm với lời nguyền trên nắp quan tài 'mở ra là chết' / Khai quật cổ mộ trong kim tự tháp Maya, hé lộ bí mật động trời về 'Vua rắn'

Mộ người Hoa

Đường Hoàng Hoa Thám đoạn gần dốc Bưởi có rất nhiều ngôi mộ lạ nằm xen kẽ với nhà dân. Nhiều người nói những nấm mộ kia còn sót lại của nghĩa địa người Hoa trước đây. Không ai biết những ngôi mộ này có từ bao giờ. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, hiện nay phần lớn những ngôi mộ này chỉ còn phần bia nhô lên mặt đất.

Rất dễ để nhận thấy, những dòng chữ được khắc tạc trên bia đều chữ Trung Quốc, một số được tô chữ đỏ. Có những mộ do bị nhà dân đè lên, chỉ còn một phần bia trồi lên khỏi mặt đất.

Ông Nguyễn Bá Hưng ở Hoàng Hoa Thám kể: “Mộ nằm rải rác cạnh nhà, cạnh đường. Người mới đến thấy sợ, nhưng đối với những người ở đây lâu năm thì bình thường. Có ngôi mộ ở ngay dưới chân dốc 420 Hoàng Hoa Thám, trước đây còn có khá nhiều mộ. Không biết người ta cất bốc đi rồi hay vẫn nằm dưới lòng đất”.

Ngôi mộ ở ngõ 420 Hoàng Hoa Thám mà ông Hưng nói bây giờ chỉ còn một nửa thân bia nhô lên khỏi mặt đường láng xi măng nhưng vẫn còn những dòng chữ Trung Quốc khắc trên bia.

Ngôi mộ này ngày rằm, lễ tết đều được người dân hương khói. Hỏi bà con ngõ 420 chẳng ai biết có từ bao giờ. Ông Hưng kể: “Thế hệ bố mẹ tôi nói trong rất nhiều mộ đó, có mộ cổ thuộc dòng họ Yên Ninh, có nguồn gốc từ Phúc Kiến (Trung Quốc).

Ngôi mộ cổ nằm chân dốc 420 Hoàng Hoa Thám. Ảnh: H.Phương
Ngôi mộ cổ nằm chân dốc 420 Hoàng Hoa Thám. Ảnh: H.Phương

Ngày xưa, ở khu vực sân Quần Ngựa bây giờ (đường Văn Cao) có người Trung Quốc sinh sống bằng nghề buôn bán. Ngôi mộ này chôn cả 2 vợ chồng và hiện vẫn chưa sang cát. Cách đây mấy năm, có một người từ Mỹ về thắp hương. Thấy có người đến thắp hương, cư dân trong ngõ xúm lại hỏi han về lai lịch ngôi mộ. Bí mật đến bây giờ vẫn chưa được vén màn.

Ngôi mộ nằm giữa ngõ rất bất tiện. Các hộ dân trong ngõ đã họp đi họp lại rất nhiều lần, làm đơn đề nghị chính quyền di dời ngôi mộ. Chính quyền đã thông báo việc di chuyển mộ để người thân đến nhận, song không có phản hồi. Phần việc di chuyển mộ sẽ do người dân trong ngõ cùng với chính quyền đảm nhiệm. Tuy nhiên, đến khi chuẩn bị động vào mộ, thì mọi người lại thôi, vì chẳng ai dám làm việc ấy. Không ai dám đứng ra chủ trì việc cải táng, bốc chuyển, bởi nhỡ đâu, tội vạ lại đổ lên đầu mình.

Nấm mồ dưới nước

Cách khu quần thể mộ người Hoa không xa, những người chài lưới trên Hồ Tây tiết lộ rằng, trong nhiều lần lặn xuống đáy hồ, thỉnh thoảng họ lại bắt gặp những... nấm mồ.

Đi ven hồ, phía đường Thụy Khuê ai cũng dễ dàng nhìn thấy giữa biển nước mênh mông vẫn nổi lên một vài ngôi mộ đã nhuốm màu thời gian chìm nổi sau những đợt sóng nước. Không ai biết mộ của ai, từ đời nào cả.

 

Ông Nguyễn Trọng Lân (người làng Yên Phụ, Tây Hồ) tiết lộ, ông từng là người trực tiếp chứng kiến nghĩa địa cuối cùng bị sóng Hồ Tây nhấn chìm xuống đáy. Đó là nghĩa địa của làng Nghi Tàm. Hồi những năm 60, 70 của thế kỷ trước, khi Mỹ bắn phá Hà Nội, ông Lân đã chứng kiến cảnh bộ đội ta đưa pháo cao xạ ra gò đất nằm giữa Hồ Tây, gần làng Nghi Tàm, cách bờ chừng 200m để bắn máy bay địch.

Những ngôi mộ chìm nổi theo sóng nước Hồ Tây. Ảnh: H.Phương
Những ngôi mộ chìm nổi theo sóng nước Hồ Tây. Ảnh: H.Phương

Hòn đảo thực ra là một gò đất trong nghĩa địa cổ còn nổi lên mặt nước. Khi đó, xung quanh gò đất này dày đặc những ngôi mộ, nằm xâm xấp mặt nước mà những người trai trẻ như ông Lân thường bơi ra trong những lần đánh cá đều bắt gặp. Năm tháng qua đi, không ai để ý, sông hồ bồi lở.

Giờ đứng bên làng Nghi Tàm nhìn ra không còn thấy bóng dáng gò đất xưa đâu nữa. Nghĩa địa cổ mênh mông của làng Nghi Tàm đã nằm sâu dưới đáy hồ. Mùa nước cạn, lội xuống khu nghĩa địa này sâu đến ngực, còn mùa nước lớn, ngập quá đầu.

Ông Lân khẳng định: "Chỉ cần lặn xuống đáy Hồ Tây, khu vực làng Hồ, Võng Thị, Trích Sài thuộc phường Bưởi, có thể phát hiện cả một góc hồ là một nghĩa địa khổng lồ. Toàn bộ đáy Hồ Tây ở khu vực phường Bưởi là một nghĩa địa. Nghĩa địa đã bị những đợt sóng kiên trì đánh tan và nhấn chìm xuống đáy bùn lâu rồi".

Nhiều năm trước, khi tìm hiểu về mộ nữ sĩ Hồ Xuân Hương (cũng được cho rằng nằm dưới đáy Hồ Tây), ông Hồ Bá Hiền, Trưởng ban sử họ Hồ toàn quốc, người bỏ nhiều công sức tìm mộ nữ sỹ Hồ Xuân Hương cho biết, xưa kia nghĩa địa Đồng Táo nằm bên cạnh chùa Kim Liên, cách chùa một đoạn không quá 300m. Có nghĩa là hiện nghĩa địa này đang nằm dưới hồ.

 

Hồ Tây có một lịch sử gắn liền với sự hình thành kinh đô Thăng Long, ẩn chứa trong đó nhiều câu chuyện trở thành huyền tích. Có rất nhiều tài liệu về Hồ Tây, nhưng việc có hàng nghìn ngôi mộ tồn tại lâu đời dưới thì không thấy đề cập. Đáy hồ vẫn còn nguyên vẹn chôn vùi trong lòng nó những điều bí ẩn chưa ai giải đáp.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm