Tin tức - Sự kiện

Bộ Kế hoạch và Đầu tư: CPI đã phản ánh xu hướng biến động giá trên thị trường

Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẳng định chỉ số CPI do Tổng cục Thống kê công bố đã phản ánh xu hướng biến động giá trên thị trường.

32 gương thanh niên nông thôn tiêu biểu nhận giải thưởng Lương Định Của / Chính phủ sẽ đề nghị Quốc hội sửa đổi pháp luật về chứng khoán, tài chính

Loại bỏ hàng hoá không còn phổ biến và bổ sung thêm hàng hóa mới

Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Bộ KH&ĐT) vừa có báo cáo giải trình gửi các đại biểu Quốc hội, sau khi có ý kiến đề nghị làm rõ việc đánh giá rổ hàng hóa theo phương pháp tính của Tổng cục Thống kê đã phản ánh chính xác tác động của tăng giá đến đời sống người dân và doanh nghiệp hay không.

Theo đó, Bộ KH&ĐT cho biết, đối với rổ hàng hóa tính chỉ số giá tiêu dùng (CPI), số lượng hàng hóa và dịch vụ đại diện điều tra được thực hiện theo Tài liệu hướng dẫn biên soạn Chỉ số giá tiêu dùng của các tổ chức quốc tế.

"Ở Việt Nam, lần đầu tiên Tổng cục Thống kê tính và công bố chỉ tiêu CPI vào năm 1998, chọn năm gốc là năm 1995 với danh mục hàng hóa gồm 300 mặt hàng đại diện. Từ đó đến nay, năm gốc tính CPI được thay đổi cùng với việc mở rộng danh mục và cập nhật quyền số của các nhóm hàng hóa đại diện theo định kỳ", Bộ KH&ĐT thông tin.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư: CPI đã phản ánh xu hướng biến động giá trên thị trường - Ảnh 1.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẳng định chỉ số CPI do Tổng cục Thống kê công bố đã phản ánh xu hướng tăng giá trên thị trường. Ảnh minh họa.

Bộ KH&ĐT cho biết, hiện nay, Tổng cục Thống kê thực hiện theo phương án điều tra giá tiêu dùng giai đoạn 2020-2025 với năm gốc 2019.

"Để xây dựng Danh mục hàng hóa đại diện sử dụng trong điều tra giá tiêu dùng, Tổng cục Thống kê đã tiến hành khảo sát thị trường của 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Trên cơ sở kết quả khảo sát, Tổng cục Thống kê loại bỏ những hàng hoá không còn phổ biến và bổ sung thêm hàng hóa mới, phổ biến trong tiêu dùng của dân cư", Bộ KH&ĐT cho hay.

Tổng số mặt hàng trong Danh mục hàng hóa đại diện giai đoạn 2020 - 2025 là 754 mặt hàng (tăng 100 mặt hàng so với giai đoạn trước). Danh mục hàng hóa đại diện này được rà soát, phân tổ dựa trên bảng phân loại tiêu dùng theo mục đích của hộ gia đình Việt Nam.

Theo Bộ KH&ĐT, việc bổ sung thêm những mặt hàng tiêu dùng mới, đã và đang trở nên phổ biến, được ưa chuộng, hiện đại, đồng thời được cập nhật thường xuyên trong quá trình thu thập thông tin khiến rổ hàng hóa mang tính đại diện hơn, phản ánh sát hơn đời sống, cơ cấu tiêu dùng của người dân, phù hợp với sự đa dạng, phong phú của các nhóm hàng hóa, dịch vụ.

Đã phản ánh xu hướng biến động giá trên thị trường

 

Bên cạnh chỉ tiêu CPI, Tổng cục Thống kê hàng quý còn công bố các loại chỉ số giá khác để phản ánh tính hình giá cả trên thị trường như chỉ số giá sản xuất sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản; chỉ số giá sản xuất sản phẩm công nghiệp; chỉ số giá dịch vụ; chỉ số giá nguyên nhiên vật liệu dùng cho sản xuất; chỉ số giá xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa.

Đáng lưu ý, mặc dù CPI chưa tăng cao nhưng giá sản xuất đang có xu hướng tạo sức ép lên giá cảhàng hóa tiêu dùng.

Bình quân 9 tháng năm 2022 so với cùng kỳ năm trước, chỉ số giá nguyên nhiên vật liệu dùng cho sản xuất tăng 6%, cao nhất trong vòng 10 năm qua; chỉ số giá sản xuất sản phẩm công nghiệp tăng 4,71%; chỉ số giá nhập khẩu hàng hóa tăng cao nhất kể từ năm 2012 với mức tăng 10,86%...

"Điều này cho thấy doanh nghiệp đang phải chịu sức ép rất lớn về chi phí sản xuất", Bộ nhận định.

Bộ KH&ĐT khẳng định nhìn chung CPI do Tổng cục Thống kê thu thập thông tin, biên soạn và công bố đã phản ánh xu hướng biến động giá trên thị trường.

 

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm