Chính phủ sẽ đề nghị Quốc hội sửa đổi pháp luật về chứng khoán, tài chính
Đoàn giám sát của Quốc hội yêu cầu Đà Nẵng báo cáo các dự án “treo” / Kỳ họp thứ 3 Quốc hội khoá XV: Đề nghị tăng lương tối thiểu vùng, kiểm soát giá xăng dầu
Chiều ngày 5/11, cuối phiên chất vấn và trả lời chất vấn của kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã báo cáo, giải trình một số vấn đề được đại biểu Quốc hội và đồng bào, cử tri quan tâm, lưu ý.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, các đại biểu Quốc hội đã có nhiều đánh giá sâu sắc, trí tuệ, trách nhiệm.
Với sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, sự đồng hành giám sát của Quốc hội, sự nỗ lực của Chính phủ cùng sự đồng lòng chung sức của các Bộ, ngành, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp, toàn thể nhân dân, tình hình kinh tế xã hội 10 tháng qua tiếp tục xu hướng phục hồi tích cực, thu ngân sách Nhà nước tăng 16,2 % so với cùng kỳ, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng 14,1%.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định, thời gian tới Chính phủ, chính quyền địa phương tiếp tục lãnh đạo chỉ đạo thực hiện tốt nhiệm vụ đề ra, khắc phục tồn tại yếu kém, thực hiện tốt kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quyết tâm đạt được những chỉ tiêu đã đề ra.
Về công tác chỉ đạo điều hành kinh tế vĩ mô, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh cần tuyệt đối không lơ là, nhưng cũng không hoang mang dao động, cần bình tĩnh, linh hoạt, nâng cao năng lực dự báo, kiên định mục tiêu đã đặt ra, đặt lợi ích của nhân dân lên trên cùng, củng cố niềm tin của nhân dân, góp phần phục hồi, phát triển bền vững.
Về thị trường chứng khoán, trái phiếu, bất động sản, thời gian qua Chính phủ từng bước chỉ đạo nâng cao khung khổ pháp lý về thị trường chứng khoán. Thủ tướng Chính phủ cho biết, đến nay thị trường vốn đã phát triển đầy đủ với quy mô tăng mạnh. Tuy nhiên có hiện tượng tăng trưởng nóng, nhiều rủi ro. Chính phủ đã chỉ đạo sửa đổi các quy định pháp luật liên quan, thực hiện nhiều biện pháp hiệu quả để bảo đảm thị trường lành mạnh, bền vững.
Thời gian tới, Chính phủ đề nghị Quốc hội sửa đổi pháp luật về chứng khoán, tài chính, rà soát chấn chỉnh nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức đầu tư, kịp thời tháo gỡ khó khăn vướng mắc, góp phần phát triển bất động sản, nhà ở cho đối tượng yếu thế với tinh thần không để ai bị bỏ lại phía sau.
Về điều hành giá và nguồn cung xăng dầu, Chính phủ đã có điều chỉnh kịp thời, chủ động chỉ đạo sản xuất hai nhà máy lọc dầu trong nước, bảo đảm nhu cầu của người dân. Thời gian tới, Chính phủ sẽ chỉ đạo các cơ quan nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước, tăng cường phòng chống buôn lậu, điều hành giá xăng dầu linh hoạt, nâng tổng mức dự trữ quốc gia, sửa đổi các quy định còn bất cập.
Về giải ngân đầu tư công, Thủ tướng Chính phủ xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm. Hiện nay, Chính phủ đang thực hiện đồng bộ giải pháp để thực hiện tốt các mục tiêu đề ra. Tuy nhiên, tình hình giải ngân vẫn chưa đạt yêu cầu, số vốn chưa giải ngân còn khá lớn. Việc triển khai chính sách hỗ trợ 2% còn rất chậm.
Những hạn chế này xuất phát từ công tác lập kế hoạch vốn, chuẩn bị đầu tư ở một số cơ quan chưa sát với thực tế, quy trình thủ tục mất thời gian, sự phối hợp giữa các cơ quan còn chưa chặt chẽ, người đứng đầu e ngại trách nhiệm. Chính phủ đang khắc phục những hạn chế, kiến nghị cấp có thẩm quyền tháo gỡ vướng mắc, đẩy mạnh sự phối hợp giữa các cơ quan trong công tác này.
Về tình hình thiếu thuốc, vật tư y tế, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, bên cạnh nguyên nhân khách quan, còn có tâm lý sợ trách nhiệm, quy định pháp luật còn vướng mắc. Để sớm khắc phục tình trạng này, các bộ, ngành địa phương cần nghiên cứu kỹ càng, rà soát tổng thể, đề xuất sửa đổi các quy định pháp luật bất cập, đề cao trách nhiệm, đạo đức công vụ của người đứng đầu, đẩy mạnh kiểm tra giám sát, bảo đảm công tác đấu thầu minh bạch, khách quan.
Về tăng năng suất lao động, Thủ tướng cho rằng đây là chính sách quan trọng, được đặc biệt quan tâm. Tốc độ tăng năng suất của nước ta chưa đủ nhanh để bắt kịp thế giới, do chất lượng nhân lực hạn chế, trình độ kỹ thuật lạc hậu… Thủ tướng cho rằng cần có cơ chế chính sách phù hợp để đào tạo nhân lực gắn với sự phát triển khoa học công nghệ, đẩy mạnh chuyển đổi số, phát triển thị trường nhân lực hiện đại, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đẩy mạnh phong trào thi đua, cải cách tiền lương.
Trả lời đại biểu Trịnh Xuân An, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu rõ, qua 2 năm chống dịch chưa từng tiền lệ, không thể dự báo và mất rất nhiều công sức, đến nay vẫn chưa thể dành được thời gian để tổng kết. Song Ban Chỉ đạo thống nhất sẽ phải tiến hành tổng kết để rút ra được bài học kinh nghiệm.
Trả lời về ứng phó với biển đổi khí hậu, Thủ tướng Chính phủ cho biết, nước ta chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu nên phải nhận thức và hành động tương xứng với những gì biến đổi khí hậu đang tác động đến nước ta, đặc biệt, ở Đồng bằng sông Cửu Long. Do đó, phải đánh giá lại tác động; phải xây dựng thể chế; bảo đảm các nguồn lực, dành nhiều nguồn lực cho hạ tầng chống biến đổi khí hậu bao gồm sạt lở đê điều, hồ đập…
Về bài học phục hồi kinh tế sau COVID-19, Thủ tướng Chính phủ làm rõ, có 3 nền tảng liên quan đến vĩ mô là tăng trưởng, chống lạm phát, kiên trì mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô. Trong bối cảnh nguồn vốn có hạn nên cần tập trung vào 3 động lực tăng trưởng là tiêu dùng, đầu tư và xuất khẩu.
Về chỉ số CPI, vừa qua Việt Nam kiên trì mục tiêu kiểm soát lạm phát. Thủ tướng cho biết, có hai nội hàm cần quan tâm trong kìm hãm lạm phát: "cầu kéo" giảm đi, "cung đẩy" phù hợp. Theo đó, cần tìm điểm cân bằng quan trọng giữa kiểm soát lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng.
Trả lời câu hỏi của đại biểu Âu Thị Mai, Thủ tướng cho biết, hạ tầng chiến lược gồm rất nhiều lĩnh vực, muốn thực hiện được điều này cần tổng kết đánh giá kết quả, tồn tại, hạn chế, nguyên nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan, bài học kinh nghiệm. Tiếp đến là tập trung xây dựng thể chế liên quan đến lĩnh vực này; huy động nguồn lực Nhà nước và nguồn ngoài Nhà nước; chuyển giao công nghệ tiên tiến để tăng năng suất lao động; cải cách quản trị quốc gia và sự giúp đỡ, ủng hộ của các tổ chức quốc tế.
Đối với chất vấn về còn tình trạng trên nóng, dưới lạnh, Thủ tướng cho rằng, tình trạng này đang từng bước được cải thiện nhưng cần kiên trì. Bên cạnh triển khai các biện pháp đồng bộ, cũng cần động viên tinh thần, khen thưởng kịp thời, xử lý vi phạm phải nghiêm minh, công tác cán bộ phải dân chủ, phải công khai, minh bạch…
Thủ tướng Chính phủ nêu rõ, chuyển đổi số là xu thế, được đưa vào Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII. Thủ tướng Chính phủ nêu rõ, kinh tế số sẽ len lỏi vào mọi ngành, mọi lĩnh vực, nên cần tăng cường quản lý Nhà nước, xây dựng thể chế phù hợp, khả thi, bảo đảm phát triển đúng hướng, bền vững, nhanh, kiểm soát những điều chưa đúng hướng, chưa lành mạnh.
Nhấn mạnh con người là chủ thể, động lực cho sự phát triển, Thủ tướng Chính phủ cho rằng, cần có giải pháp tăng cường nguồn nhân lực; trong đó có quan tâm đến khu vực vùng sâu vùng xa, biên giới hải đảo, không ai bị bỏ lại phía sau trong phát triển chuyển đổi số. Nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng số, cần huy động nguồn lực lớn, cần dựa vào xã hội hóa, hợp tác công tư, vay vốn nước ngoài để đáp ứng tốc độ phát triển. Các cấp các ngành đều phải tích cực nhập cuộc.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Đẩy mạnh hợp tác trong cộng đồng Pháp ngữ phát triển nông nghiệp bền vững
Sóc Trăng có tân giám đốc công an tỉnh
Đà Nẵng: Phẫu thuật laser bóc u tuyến tiền liệt nặng 120g cho cụ ông 95 tuổi
Đường hoa xuân Menas Mall 2025: Hành trình gắn kết, khơi nguồn thịnh vượng
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đối thoại với WEF về đổi mới sáng tạo
Bên lề WEF Davos 55: Đầu tư công nghệ cao tại Việt Nam - Cất cánh trong kỷ nguyên thông minh