Báo Mỹ: Việt Nam đang vượt xa các nước ở châu Á về tốc độ tăng trưởng
Đà Nẵng: Quy định vùng không được nuôi chim yến / Chậm điều chỉnh định mức chi phí gây khó cho doanh nghiệp và khan hiếm xăng dầu
Trong bài viết mới đây trên Wall Street Journal (WSJ), tác giả Megha Mandavia cho rằng, "Việt Nam đang vượt xa các nước còn lại ở châu Á" khi xét về tăng trưởng, dự trữ đồng USD và chính sách tiền tệ.
Nhờ đầu tư vào cơ sở hạ tầng, tự do hóa thương mại mạnh mẽ cùng với mức lương tương đối rẻ, động lực sản xuất của Việt Nam vẫn nguyên vẹn. Việt Nam cũng có lợi thế xuất phát từ vị thế tăng trưởng đáng ngưỡng mộ khi tăng vọt 13,7% so với cùng kỳ hàng năm trong quý vừa qua nhờ xuất khẩu sang Mỹ tăng mạnh.
Ngoài ra, Việt Nam dường như không bị ảnh hưởng bởi cơn bão giá lương thực toàn cầu vì đây là một trong những nhà sản xuất và xuất khẩu gạo hàng đầu trên toàn cầu.
Theo tác giả, sau những năm 2020 và 2021 đầy khó khăn, Việt Nam đang trải qua phần lớn năm 2022 với thành quả ngọt ngào: lạm phát thấp và kinh tế tăng trưởng cao. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, với bối cảnh toàn cầu ảm đạm, nhiều nước rơi vào suy thoái, Việt Nam có thể sẽ gặp đôi chút khó khăn. Dù vậy, WSJ vẫn tin Việt Nam sẽ tăng trưởng nhanh trong năm tới.
"Việt Nam có thể là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất châu Á trong năm tới dù đồng nội tệ yếu hơn và dự trữ ngoại hối đang giảm đi", tác giả bài báo nhận định.
Bài báo dẫn dự báo của Natixis cho rằng kinh tế Việt Nam sẽ tăng ở mức 6,5% trong năm tới, trong khi Capital Economics dự báo cao hơn, với mức tăng hơn 7%.
Trong báo cáo "Triển vọng kinh tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương" vừa công bố mới đây, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cũng nhận định, Việt Nam là điểm sáng ở khu vực trong tiến trình phục hồi sau đại dịch nhờ chính sách tiền tệ đúng đắn, sự hỗ trợ tài khóa kịp thời và nhu cầu bên ngoài vẫn mạnh.
Việt Nam là một trong số ít các nền kinh tế được IMF nâng dự báo tăng trưởng ở mức 7% trong năm nay, thay vì mức 6% như dự báo trước đó. Trong khi đó, với bối cảnh kinh tế toàn cầu ngày càng ảm đạm, IMF đã hạ mức dự báo tăng trưởng của khu vực châu Á - Thái Bình Dương xuống còn 4% trong năm nay và tăng lên 4,3% trong năm sau.
"Kinh tế toàn cầu đang hứng chịu những cơn sóng gió lớn và Việt Nam là một nền kinh tế định hướng xuất khẩu. Chúng tôi vẫn thấy Việt Nam là một nền kinh tế rất năng động", bà Anne Marie Gulde Wolf, Quyền Giám đốc Văn phòng khu vực châu Á - Thái Bình Dương, IMF, nói và cho rằng với xu thế đó, kinh tế Việt Nam trong năm 2023 sẽ ở mức 6,2%.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giải pháp năng lượng xanh cho Đồng bằng sông Cửu Long
Quảng Nam: Làng rau Trà Quế được công nhận “Làng du lịch tốt nhất” năm 2024
Đồng Tháp khởi xướng sáng kiến thành lập “Mạng lưới Chuyển đổi xanh Mekong”
Đà Nẵng đang khẩn trương hoàn thiện đề án Khu thương mại tự do trình Chính phủ
Bộ Y tế đề xuất áp thuế 40% với nước giải khát có đường
Khát vọng xây dựng một ASEAN kết nối, sáng tạo hơn