Cảnh báo tình trạng hàng giả, hàng nhái bán qua mạng vẫn tăng cao
Vượt hàng trăm cây số hiến máu cứu bệnh nhân có nhóm máu hiếm / Nữ sinh Nam Định xinh hút hồn với nụ cười răng khểnh đáng yêu
Theo báo cáo tại cuộc họp Giao ban thường trực Ban chỉ đạo 389 quốc gia quý 3 và triển khai nhiệm vụ quý 4 năm 2018 tại Hà Nội cho biết, nhiều vụ vi phạm hàng hóa gọn nhẹ có giá trị kinh tế cao và dễ cất dấu đã được phát hiện trong quý III như thu giữ 1000 điện thoại qua sân bay Nội Bài, hơn 200 điện thoại qua sân bay Tân Sơn Nhất…
Đối với hoạt động buôn bán hàng qua mạng Internet, theo BCĐ 389, hoạt động này diễn ra rất phổ biến nhưng chưa được kiểm soát hiệu quả, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng bị trà trộn, ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng.
Cụ thể hơn, BCĐ 389 cũng cho biết trước đó, sự bùng nổ của công nghệ thông tin, thương mại điện tử ở nước ta có những bước phát triển đáng kể. Các hoạt động kinh doanh, mua bán trực tuyến ngày càng phổ biến đã và đang đem lại những giá trị, lợi ích to lớn cho doanh nghiệp, người dân, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế đất nước trong thời kì đổi mới. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, hoạt động này đang phát sinh nhiều rủi ro, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển bền vững của nền kinh tế và đời sống của nhân dân.
Theo ghi nhận, nhiều tổ chức, cá nhân lợi dụng phương thức thương mại điện tử để thực hiện các hành vi kinh doanh hàng cấm, hàng lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng giả, hàng nhái, hàng xâm phạm sở hữu trí tuệ, hàng kém chất lượng, cung cấp thông tin sai lệch để lừa dối người tiêu dùng, lợi dụng phương thức này để lừa đảo chiếm đoạt tài sản của các tổ chức, cá nhân khác.
Đáng chú ý rất nhiều website, mạng xã hội nước ngoài về mua sắm, bán lẻ, du lịch, khách sạn, quảng cáo trực tuyến... đang chiếm lĩnh thị trường Việt Nam chưa được kiểm soát gây thất thu thuế, tạo cơ hội cho dòng tiền chảy ra nước ngoài. Các mặt hàng được bày bán chủ yếu trên mạng bao gồm: thuốc lá, xì gà, rượu ngoại, thuốc tân dược, thuốc đông dược, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, đồ tiện tử, thời trang, hàng tiêu dùng có giá trị…
BCĐ 389 quốc gia cũng cho biết các lực lượng chức năng đã có nhiều cố gắng đấu tranh, ngăn chặn, tuy nhiên số lượng các vụ việc được phát hiện, xử lý còn rất thấp. Nguyên nhân chủ yếu là do hệ thống văn bản pháp luật liên quan chưa theo kịp với sự phát triển, diễn biến ngoài thị trường, chế tài xử lý chưa đủ mạnh; trang thiết bị, kiến thức, chuyên môn phục vụ trong lĩnh vực thương mại điện tử của các lực lượng chức năng còn nhiều hạn chế; công tác phối hợp giữa các đơn vị, lực lượng chức năng còn chưa kịp thời, thường xuyên, liên tục.
Điều này cũng thực tế khi trải qua các mùa mua sắm lớn gần đây như ngày hội Black Friday, theo ghi nhận của Dân trí, còn rất nhiều mặt hàng giả, hàng nhái trà trộn và bán với mức giá rẻ mạt để lôi kéo khách hàng. Điển hình là các mẫu sản phẩm điện thoại Nokia đã ngừng sản xuất, các mẫu loa nhái thương hiệu cao cấp mà Dân trí đã phản ánh.
Hay lễ hội mua sắm lớn trong năm 11/11 cũng ghi nhận người dùng than vãn về tình trạng hàng nhái xuất hiện ở khắp các trang thương mại điện tử, hiều sản phẩm giả nhái Nokia, Oppo, Samsung xuất hiện...
Theo BCĐ 389 quốc gia, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, BCĐ 389 quốc gia sẽ tiếp tục triển khai nhiệm vụ công tác quý III/2018 tới các bộ, ngành, địa phương và Văn phòng Thường trực, trong đó tập trung đẩy mạnh công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong tình hình mới, đặc biệt là những tháng cuối năm… Chủ động phát hiện, đấu tranh ngăn chặn kịp thời, hiệu quả tình trạng trên, góp phần làm trong sạch môi trường kinh doanh, tạo niềm tin cho người tiêu dùng, thúc đẩy phát triển thương mại điện tử bền vững, tránh thất thu thuế cho nhà nước... hạn chế tối đa những kẽ hở, không để các đối tượng lợi dụng phương thức thương mại điện tử để thực hiện các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
End of content
Không có tin nào tiếp theo