Chống lãng phí trong phát triển kinh tế - Bài 1: Nhiệm vụ mới cấp bách
Đề xuất giải pháp phát triển cảng biển khu thương mại tự do Đà Nẵng / Đồng Tháp khởi xướng sáng kiến thành lập “Mạng lưới Chuyển đổi xanh Mekong”
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm đã tạo ra tác động lan tỏa mạnh mẽ, thúc giục sự chung tay đồng lòng, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, nhanh chóng thực hiện có hiệu quả những giải pháp đồng bộ, xử lý từ gốc rễ vấn đề lãng phí, sử dụng tối ưu các nguồn lực của đất nước, góp phần thúc đẩy đất nước phát triển mạnh mẽ, đưa nước ta tiến vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
TTXVN thực hiện 4 bài viết truyền tải thông điệp bài viết“Chống lãng phí” của Tổng Bí thư Tô Lâm về xử lý vấn đề lãng phí, gỡ điểm nghẽn thể chế, khơi thông nguồn lực trong phát triển kinh tế... cũng như bài học kinh nghiệm chống lãng phí của quốc tế.
Bài 1:Nhiệm vụ mới cấp bách
Từ khi tiến hành công cuộc đổi mới đến nay, Đảng, Nhà nước luôn đặc biệt quan tâm đến công tác phòng, chống lãng phí. Nhiều chỉ thị, nghị quyết đã được Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư các khóa ban hành, đem đến nhiều kết quả trên thực tế.
Bên cạnh kết quả, Văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã chỉ rõ: Công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí... chưa có chuyển biến rõ rệt... phát hiện, xử lý tham nhũng, lãng phí vẫn còn hạn chế.... Tham nhũng, lãng phí... vẫn còn nghiêm trọng, phức tạp, ngày càng tinh vi, gây bức xúc trong xã hội.
Gỡ “điểm nghẽn” của “điểm nghẽn”
Dẫn lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Tham ô có hại, nhưng lãng phí có khi còn có hại hơn nhiều, nó tai hại hơn tham ô và lãng phí rất phổ biến”, Tổng Bí thư Tô Lâm phân tích sâu sắc những tác hại và sự cần thiết phải đẩy mạnh chống lãng phí.
Thẳng thắn nhìn nhận, Tổng Bí thư Tô Lâm chỉ ra lãng phí còn diễn ra khá phổ biến, dưới nhiều dạng thức khác nhau, đã và đang gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho phát triển, gây suy giảm nguồn lực con người, nguồn lực tài chính, giảm hiệu quả sản xuất, tăng gánh nặng chi phí, gây cạn kiệt tài nguyên…, từ đó tạo rào cản vô hình trong phát triển kinh tế - xã hội, bỏ lỡ thời cơ phát triển của đất nước.
Dạng thức của lãng phí đang nổi lên gay gắt hiện nay là: Chất lượng xây dựng, hoàn thiện pháp luật chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn công cuộc đổi mới dẫn đến khó khăn, cản trở việc thực thi, gây thất thoát, lãng phí các nguồn lực...
Phát biểu trong phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV, Tổng Bí thư Tô Lâm một lần nữa nhấn mạnh rằng, thể chế là điểm nghẽn lớn nhất và là điểm nghẽn của “điểm nghẽn”.
Việt Nam đang đứng trước cơ hội lịch sử để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Để nắm bắt thời cơ, đẩy lùi thách thức, gia tăng mạnh mẽ nguồn lực làm giàu cho đất nước trong giai đoạn mới, Tổng Bí thư yêu cầu phải tập trung hoàn thiện và tổ chức triển khai có hiệu quả thể chế phòng, chống lãng phí.
Trong bài viết " Tinh – Gọn – Mạnh – Hiệu năng – Hiệu lực – Hiệu quả” vừa mới đây, Tổng Bí thư Tô Lâm cũng chỉ rõ: Tập trung hoàn thiện thể chế theo tinh thần “vừa chạy vừa xếp hàng” để nhanh chóng đưa chủ trương của Đảng đi vào thực tiễn cuộc sống…
Nhắc lại yêu cầu rất cao của Tổng Bí thư với công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, giải pháp đầu tiên và quan trọng nhất là tiếp tục hoàn thiện về thể chế và coi đây là giải pháp đột phá của đột phá. "Thể chế đang là điểm nghẽn của điểm nghẽn, nhưng tháo gỡ được thì sẽ trở thành đột phá của đột phá", Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng khẳng định.
Tại Kỳ họp thứ 8 này, Chính phủ đang trình Quốc hội rất nhiều luật sửa đổi liên quan đến đầu tư kinh doanh nhằm giải quyết ngay các vướng mắc, cản trở về thủ tục hành chính, phân cấp phân quyền, khi được thông qua, sẽ góp phần giải phóng mạnh mẽ các nguồn lực để phục vụ phát triển, từ nguồn lực đầu tư nhà nước, nguồn lực tư nhân đến vốn nước ngoài.
Tư lệnh ngành Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, đổi mới thể chế đang theo tinh thần chuyển đổi tư duy mạnh mẽ: vừa quản lý được vừa kiến tạo phát triển,giải phóng được sức sản xuất, khơi thông được các nguồn lực. Ngoài đổi mới thể chế, công tác phân cấp, phân quyền cũng được đẩy mạnh theo tinh thần Hội nghị Trung ương 10 vừa qua: địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm.
Trên diễn đàn Quốc hội, đại biểu Dương Khắc Mai (Đoàn Đắk Nông) nêu vấn đề, trong kỳ họp này, Quốc hội đang thực hiện một luật sửa nhiều luật để khắc phục những điểm nghẽn này. Bên cạnh việc khắc phục triệt để “bệnh” sợ trách nhiệm, theo đại biểu, thể chế và các quy định cũng phải đảm bảo cho các chủ thể yên tâm thực hiện nhiệm vụ theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo yếu tố nhận thấy rõ, dễ thực hiện, chặt chẽ, minh bạch và đảm bảo cho quá trình thực hiện.
Từ thực tiễn, đại biểu Đặng Bích Ngọc (Đoàn Hòa Bình) kiến nghị, Quốc hội, Chính phủ tiếp tục đổi mới mạnh mẽ trong xây dựng, hoàn thiện và thực thi pháp luật; kịp thời ban hành cơ chế, chính sách để tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp. Đại biểu cho rằng cần có giải pháp khắc phục điểm nghẽn ở thể chế đã được chỉ ra cũng như thường xuyên đánh giá chất lượng, hiệu quả các chính sách ban hành để kịp thời điều chỉnh.
Đặc biệt, theo đại biểu Đặng Bích Ngọc, cần có cơ chế kiểm điểm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật không phù hợp với thực tế cuộc sống, cản trở phát triển kinh tế - xã hội.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, Chính phủ và Quốc hội sẽ giữ vai trò kiến tạo, xây dựng cơ chế chính sách và kiểm tra giám sát một cách "đúng vai, thuộc bài" như Tổng Bí thư đã yêu cầu.
Từ tinh thần “vượt nắng, thắng mưa”
Có thể thấy, sử dụng hiệu quả nguồn lực, rút ngắn thời gian thực hiện các công trình, dự án đầu tư công trọng điểm, quan trọng quốc gia, đường cao tốc, công trình trọng điểm, liên vùng, dự án có tác động lan tỏa cũng chính là chống lãng phí.
Nói về việc triển khai Dự án đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch (Quảng Bình) - Phố Nối (Hưng Yên), Tổng Bí thư Tô Lâm lưu ý tổng kết, nhân rộng kinh nghiệm triển khai dự án này để rút ngắn thời gian thực hiện các công trình, dự án đầu tư công trọng điểm, quan trọng quốc gia, đường cao tốc, công trình trọng điểm, liên vùng, dự án có tác động lan tỏa.
Dự án đường dây 500kV mạch 3 là điển hình của cách làm mới, với sự chỉ đạo quyết liệt, sát sao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, ủng hộ của người dân, với tinh thần "vượt nắng, thắng mưa, không thua gió bão", "chỉ bàn làm, không bàn lùi", "làm ngày không đủ, tranh thủ làm đêm", "ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương”, "làm việc liên tục 24/7", "3 ca, 4 kíp", "làm xuyên Tết, xuyên ngày nghỉ, xuyên ngày lễ"…. Do vậy, Dự án đã được hoàn thành với nhiều kỷ lục được xác lập như: Thủ tục đầu tư ngắn nhất, thời gian thi công ngắn nhất (sau hơn 6 tháng thay vì phải 3 - 4 năm như thông thường)....
Tại lễ khánh thành Dự án, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh: "Nguồn lực bắt nguồn từ tư duy, động lực bắt nguồn từ sự đổi mới, sức mạnh bắt nguồn từ nhân dân", khi chỉ ra các bài học kinh nghiệm quý báu qua quá trình tổ chức triển khai Dự án.
Theo đó, trong quản lý điều hành, chỉ đạo, chỉ được thực hiện với: Tư tưởng phải thông, quyết tâm phải cao, việc phân công phải rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ thời gian, rõ sản phẩm, làm việc nào dứt việc đó; kết quả phải cân đong, đo đếm được để từ đó dễ kiểm tra, giám sát, đánh giá.
Phát huy sức mạnh tổng hợp, huy động cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương, trong ngành và ngoài ngành, lực lượng vũ trang, các tổ chức đoàn thể, doanh nghiệp và người dân với tinh thần “trên dưới đồng lòng, dọc ngang thông suốt”, “tiền hô hậu ủng, nhất hô bá ứng”.
Có thể khẳng định việc thực hiện Dự án Đường dây 500kV mạch 3 là một kỳ tích của thời kỳ đổi mới, minh chứng rõ nét cho bản lĩnh, quyết tâm và sự đoàn kết đồng lòng của cả hệ thống chính trị, là bài học kinh nghiệm quý giá trong việc triển khai các công trình trọng điểm của đất nước.
Bên cạnh các công trình triển khai hiệu quả là bài học quý, tạo luồng sinh khí mới, hào khí mới thì trên thực tế, Tổng Bí thư cũng đã chỉ ra, nhiều dự án không đưa vào khai thác và sử dụng, gây lãng phí lớn nguồn lực của xã hội.
“Dứtkhoát phải có địa chỉ chịu trách nhiệm, vì đây là tài sản củaNhà nước, là tiền của nhân dân. Trước mắt, ràsoát, xử lý dứt điểm tồn tạikéo dài đối với những dự án quantrọng quốc gia, dự án trọng điểm,dự án hiệu quả thấp, gây thất thoát, lãngphí lớn”, Tổng Bí thư nói.
Tổng Bí thư yêu cầu, phải ràsoát, sửa đổi, bổ sung các quyđịnh của Đảng, pháp luật của Nhànước về phòng, chống lãng phí đảm bảo đồng bộ, thống nhất; sửa đổi, bổ sung ngaycác quy định về tiêu chuẩn, địnhmức kinh tế kỹ thuật không cònphù hợp với thực tiễn phát triểnđất nước; chỉ đạo rà soát,xử lý nghiêm các vụ việc lãngphí lớn, dư luận quan tâm theotinh thần là xử lý một vụcảnh tỉnh cả vùng, lĩnh vực, xácđịnh rõ trách nhiệm xử lý tổchức, cá nhân có liên quan.
Kết luận số 97-KL/TW của Hội nghị Trung ương 10 (khóa XIII) có nội dung tập trung xử lý, tháo gỡ những tồn tại, hạn chế, vướng mắc kéo dài, khơi thông nguồn lực từ những dự án “ách tắc” để đưa các nguồn lực đầu tư vào nền kinh tế. Chính phủ đã thành lập Ban Chỉ đạo về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án.
Các dự án này liên quan tất cả các lĩnh vực: đất đai, năng lượng tái tạo, bệnh viện… đã, đang đầu tư, có dự án đang đầu tư dang dở, có dự án đã đầu tư xong nhưng vì nhiều lý do khác nhau chưa tiếp tục, chưa được đưa vào phục vụ đời sống xã hội, gây bức xúc rất lớn cho người dân và gây lãng phí nguồn lực của đất nước.
Phát biểu tại phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án, Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình nêu: “Có thể do quy định pháp luật chưa rõ, do nhận thức pháp luật, có thể do quá trình thực thi có những vi phạm nhất định nên dự án bị dừng lại. Những dự án này nguồn lực đầu tư vào rất nhiều”. Vì vậy, thực hiện kết luận của Trung ương, quán triệt tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm, phải tháo gỡ nguồn lực này và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
“Một nguồn lực lớn của đất nước, đang đầu tư mà không đưa được vào đời sống dân sinh, đây là lãng phí rất lớn”, Phó Thủ tướng nêu rõ.
Nhấn mạnh, giải quyết những việc đã rồi, bàn rất lâu, rất nhiều lần, nhiều năm mà chưa tháo gỡ được, có những dự án qua một số nhiệm kỳ, Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình cho rằng đây là việc không dễ. Để làm được việc khó khăn như vậy, điều rất quan trọng là phải nắm chắc và tuân thủ pháp luật, “tháo gỡ những điểm nghẽn của pháp luật không có cách nào khác là phải tuân thủ pháp luật, cần phải có bản lĩnh để đề xuất, để đối mặt với những vấn đề khó của thực tiễn”, “dám đương đầu và dám đề xuất”.
Không chỉ bàn luận về chống lãng phí dưới góc độ lý luận, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đưa ra thông điệp mạnh mẽ gỡ “điểm nghẽn” thể chế, khơi thông những nguồn lực bị ách tắc... Đây chính là những bước đi cần thiết nhất để đưa đất nước thực hiện thắng lợi các mục tiêu chiến lược 100 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng, 100 năm thành lập nước, nắm bắt được những cơ hội lịch sử để đưa đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Bài 2: Gỡ "điểm nghẽn" thể chế
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Đà Nẵng: Phẫu thuật thành công cho sản phụ mang thai 33 tuần mắc nguy cơ hiếm gặp
Du lịch là cầu nối quan trọng để các nước hợp tác tiến vào kỷ nguyên mới
FPT mở trường phổ thông liên cấp tại Long An
Kiều hối chuyển về TP Hồ Chí Minh đạt hơn 9,5 tỷ USD
Vựa hoa, cây cảnh lớn nhất Quảng Ninh và câu chuyện đầu ra
Không gian Tết Việt bên bờ biển Đà Nẵng thu hút du khách