Tin tức - Sự kiện

Chủ tịch Hội đồng thành viên VEC quyền to hơn Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể

DNVN- Bị Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) qua mặt một cách ngoạn mục, khi cho mình được quyền đứng trên luật pháp, trong việc từ chối phục vụ vĩnh viễn 2 ô tô, được cho là vi phạm điều khoản trong Quyết định số 13 của VEC ban hành ngày 10/1/2019, Tổng cục Đường bộ VIệt Nam đã ra tối hậu thư cho VEC.

VEC từ chối phục vụ vĩnh viễn 2 ô tô: Nói dối như "cuội", thu phí sao minh bạch? / Kon Tum: Dịch lở mồm long móng bùng phát nhiều nơi

Tối hậu thư mà Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam đưa ra: Yêu cầu VEC sửa đổi, bỏ những quy định bất hợp lý trong QĐ số 13 trước ngày 28/2.


Xin thưa với ông Nguyễn Văn Huyện- Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam: Cả 11 điều khoản trong QĐ số 13 do ông Mai Tuấn Anh- Chủ tịch HĐTV của VEC ký ngày 10/1/2019, chỉ nhằm mỗi mục đích: Từ chối phục vụ có thời hạn và không có thời hạn.
Vậy, cần phải hủy QĐ số 13 chứ không thể sửa đổi hoặc bỏ những quy định bất hợp lý, xin ông đọc kỹ QĐ số 13 trước khi tuyên bố, để tránh rơi hay lại rơi vào thế việt vị như tuyên bố "ký văn bản thu hồi quyết định cấm vĩnh viễn 2 ô tô" thì VEC lại nại rằng, VEC E mới đề xuất, VEC chưa ban hành quyết định.
VEC viện dẫn văn bản luật còn sai
Bị dư luận phản ứng với thông báo của Công ty CP Dịch vụ Kỹ thuật đường cao tốc Việt Nam (VEC E), từ chối phục vụ vĩnh viễn 2 ô tô BKS 51A-55850 và 51G-77256 trên tất cả các tuyến cao tốc do VEC quản lý và khai thác, được cho là vi phạm Quyết định số 13 của VEC, ông Trần Văn Tám- Tổng Giám đốc VEC vội vã khẳng định, việc VEC E từ chối phục vụ là chưa đủ cơ sở pháp lý và mới chỉ là đề xuất (Công văn số 336 ngày 12/2 của VEC gửi Tổng cục Đường bộ Việt Nam).
Trong khi Quyết định số 13 do ông Mai Tuấn Anh- Chủ tịch Hội đồng thành viên VEC ký ngày 10/1/2019lại trao đủ quyền cho VEC E được từ chối có thời hạn và không có thời hạn.
Quyết định 13- cơ sở pháp lý mà VEC E viện dẫn ra để từ chối phục vụ vĩnh viễn 2 xe ô tô trao đủ quyền cho VEC E được xử lý ( Điều 7,8 và 9).

Vậy ông Nguyễn Viết Tân- Giám đốc VEC E hay ông Trần Văn Tám- Tổng giám đốc VEC nói đúng?

Quyết định số13 được ông Mai Tuấn Anh ký đã nêu những gì?

QĐ số 13 V/v Ban hành Quy định từ chối phục vụ và phục vụ trở lại đối với các phương tiện vi phạm quy tắc giao thông khi tham gia giao thông trên các tuyến đường cao tốc do Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam quản lý và khai thác. Quy định có 5 chương và 11 điều.

Điều 3 quy định nêu các tài liệu tham chiếu gồm:

Luật Giao thông đường bộ; Nghị định 32/2014 ngày 22/4/2014 của Chính phủ về quản lý khai thác và bảo trì công trình đường bộ; Nghị định 46/2015 ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;

 

Thông tư 90 của Bộ GTVT, hướng dẫn một số nội dung về quản lý, khai thác vào bảo trì công trình đường cao tốc; Thông tư 37/2018 của Bộ GTVT quy định quản lý vận hành khai thác và bảo trì công trình đường bộ.

Và QĐ của Bộ GTVT về thành lập VEC, và QĐ phê duyệt điều lệ, tổ chức và hoạt động của VEC.


Xin được nêu rõ, Nghị định 32/2014 ngày 22/4/2014 của Chính phủ mà VEC nêu trong quy định của QĐ số 13 ghi là "về quản lý khai thác và bảo trì công trình đường bộ", nhưng Nghị định 32/2014 ngày 22/4/2014 viết đúng là " Về quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường cao tốc".

Thừa hống hách

 

Đó là nhận xét của dư luận về QĐ số 13 của VEC.

Và cho rằng, ông Mai Tuấn Anh- Chủ tịch HĐTV VEC quyền to hơn cả Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể.

Điều đó thể hiện:

Điều 5 QĐ số 13 được VEC quy định: Vi phạm quy tắc giao thông và mức độ từ chối phục vụ. Thời hạn từ chối phục vụ từ 7 ngày đến không thời hạn, tùy theo mức đố được VEC ấn định được nêu trong điều khoản này.

VEC còn giao thẩm quyền, thủ tục và trách nhiệm xử lý ( Điều 7,8,9 ) cho đơn vị khai thác và Trung tâm Giám sát khai thác vận hành đường cao tốc VN.

 

Căn cứ các điều khoản của QĐ số 13, việc VEC E thông báo từ chối phục vụ vĩnh viễn 2 phương tiện ô tô BKS 51A-55850 và 51G-77256 trên tất cả các tuyến cao tốc do VEC quản lý và khai thác, đăng tải trên trang Web của VEC E là hoàn đúng quy trình theo QĐ số 13, chứ hoàn toàn không phải mới chỉ là đề xuất với VEC như ông Trần Văn Tám- Tổng giám đốc VEC báo cáo với Tổng cục Đường bộ VN ngày 12/2.

Đối chiếu với các văn bản pháp luật ( Luật Giao thông đường bộ; Nghị định 32/2014 và Nghị định 46/2015 của Chính phủ) và Thông tư 90 và 37 của Bộ GTVT thì không có một điều khoản nào quy định cho VEC được ban hành quyền xử phạt: Từ chối phục vụ có thời hạn và không có thời hạn đối với các phương tiện giao thông vi phạm quy định được VEC nêu trong QĐ số 13.

Khoản 3, Điều 14 Thông tư 90/2014/TT-BGTVT chỉ có 1 quy định: “Xe vi phạm quy định về tải trọng, khổ giới hạn cầu, đường bắt buộc phải di chuyển ra ngoài phạm vi đường cao tốc để khắc phục vi phạm và bị xử lý theo quy định. Đơn vị khai thác, bảo trì có quyền từ chối phục vụ xe quá tải, quá khổ theo quy định đi vào đường cao tốc, đồng thời phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền để xử lý kịp thời.

Theo ông Nguyễn Văn Huyện- Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, việc từ chối phục vụ xe quá tải, quá khổ là để đảm bảo chất lượng đường cao tốc, nhưng phải phối hợp với cơ quan có thẩm quyền để xử lý, chứ VEC là doanh nghiệp không có thẩm quyền này.

VEC còn tuyên bố là trước khi có QĐ số 13, VEC đã từ chối mỗi năm cả nghìn phương tiện ô tô.

 

Rõ ràng, với việc làm lộng quyền này, VEC đang cho mình quyền cao hơn cả Bộ trưởng Bộ GTVT.

Trước khi ông Mai Tuấn Anh- Chủ tịch HĐTV VEC ký QĐ số 13, ông Nguyễn Văn Nhi, Phó Tổng VEC đã ký văn bản số 2771 ngày 9/10/2018 quy định từ chối phục vụ xe mà VEC cho là vi phạm

 

Cả Bộ GTVT và Tổng cục Đường bộ Việt Nam bị VEC "qua mặt" một cách ngoạn mục.

Tổng cục Đường bộ Việt Nam buộc phải ra "tối hậu thư",yêu cầu VEC phải sửa đổi, bỏ những quy định bất hợp lý trong Quyết định số 13 ngày 10/1/2019 của VEC.

Dự án đường cao tốc được khởi công xây dựng vào ngày 3 tháng 10 năm 2009 với quy mô 4 làn xe trên tổng chiều dài 55,7km. Chủ đầu tư là Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) với tổng vốn đầu tư là 20.630 tỷ đồng, trong đó giai đoạn 1 chỉ xây dựng bốn làn xe toàn tuyến, có vốn đầu tư là 9.890 tỷ đồng từ nguồn vay ODA.

Dự án được sự tài trợ của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA).

Dự án khởi công ngày 3/10/2009. Thông xe toàn tuyến ngày 8/2/2015

Nguồn Wikipedia

Thanh Thư
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm