Chương trình mục tiêu quốc gia 1719 - Bài 1: Tạo sức bật cho vùng khó khăn
Thời tiết ngày 25/10/2024: Bắc Bộ có sương mù vào sáng sớm, ban ngày nắng / Phó Thủ tướng Lê Thành Long: Rà soát mạng lưới trường lớp để huy động nguồn lực kiên cố hóa
Tuy nhiên, để hoàn thành tất cả mục tiêu, kế hoạch đặt ra đang là bài toàn khó đối với tỉnh, bởi trong quá trình triển khai phát sinh nhiều khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ.
Miền núi mang diện mạo mới
Những năm gần đây, xã Lương Sơn, huyện Yên Lập như được khoác lên mình diện mạo mới. Các tuyến đường liên thôn, liên xã được bê tông hóa, nhựa hóa bảo đảm nhu cầu đi lại, giao thương của bà con. Nhiều lớp học được đầu tư mới khang trang, sạch đẹp. Không ít người dân được vay vốn ưu đãi phát triển sản xuất…
Theo ông Nguyễn Văn Xuân, Chủ tịch UBND xã Lương Sơn, tính riêng giai đoạn 2020-2024, địa phương được thụ hưởng hơn 56 tỷ đồng thông qua các chính sách, dự án dành cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số đầu tư lĩnh vực nông nghiệp, phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu.
Nhờ nguồn lực từ Chương trình, hiện nay, bộ mặt nông thôn thay đổi, đời sống người dân ngày càng khấm khá. Chỉ trong 3 năm gần đây, tốc độ phát triển kinh tế của xã tăng trưởng bình quân đạt 12,7%/năm; thu nhập bình quân đầu người năm 2023 đạt 55,7 triệu đồng/người/năm... Đây là bước đệm quan trọng để xã hoàn thành 19/19 tiêu chí trong lộ trình cán đích nông thôn mới thời gian tới.
Ông Đinh Hải Nam, Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Lập cho biết, nguồn lực từ Chương trình thực sự là đòn bẩy quan trọng giúp thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn. Đến nay, cùng với xã Lương Sơn, các xã Xuân Viên, Đồng Thịnh cơ bản đủ tiêu chí ra khỏi danh sách xã đặc biệt khó khăn. Các địa phương khác như Mỹ Lung, Mỹ Lương, Xuân An, Phúc Khánh đã có những bước phát triển vượt bậc, góp phần tích cực trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện.
Bà Nguyễn Thị Ngần, Trưởng phòng Dân tộc huyện cho biết, Yên Lập hiện có 80% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó chủ yếu là dân tộc Mường, Dao. Với vai trò là cơ quan tham mưu cho UBND huyện thực hiện quản lý nhà nước về công tác dân tộc, thời gian qua, Phòng kịp thời tham mưu lãnh đạo huyện cụ thể hóa nghị quyết, chỉ thị, quyết định của Chính phủ về công tác dân tộc; thực hiện hiệu quả các chính sách đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là việc triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025. Đồng thời, huyện thường xuyên kiểm tra và nắm tình hình đồng bào dân tộc thiểu số, kịp thời tham mưu cấp ủy, chính quyền giải pháp giải quyết vướng mắc, phát sinh từ cơ sở…
Giai đoạn 2021- 2025, địa phương được phân bổ hơn 422 tỷ đồng, trong đó 372 tỷ đồng thuộc nguồn ngân sách Trung ương, phần còn lại trích từ ngân sách địa phương. Từ nguồn vốn, huyện Yên Lập lựa chọn ưu tiên thực hiện các dự án, tập trung vào nhóm công việc như quy hoạch, sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư; đầu tư cơ sở hạ tầng và cải tạo nâng cấp tuyến đường trọng yếu, đường giao thông nông thôn. Huyện đầu tư phát triển giáo dục đào tạo, đầu tư xây dựng trường học dân tộc bán trú cho con em đồng bào dân tộc thiểu số và bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc gắn với phát triển du lịch…
Đến nay, huyện Yên Lập đầu tư 90 công trình trên địa bàn 105 thôn, bản với tổng mức đầu tư 197,57 tỷ đồng. Các công trình cơ bản hoàn thành, đảm bảo tiến độ giải ngân theo quy định.
Rót vốn trúng mục tiêu
Theo Ban Dân tộc Phú Thọ, giai đoạn 2021 - 2025, toàn tỉnh có 58 xã thuộc khu vực I, II, III và 240 thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi tại 5 huyện Tân Sơn, Thanh Sơn, Yên Lập, Đoan Hùng, Thanh Thủy được thụ hưởng nguồn vốn Chương trình 1719.
Những xã này có điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, quy mô sản xuất nhỏ lẻ, nhiều nơi duy trì tập quán canh tác cũ, chưa ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất. Một số chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số còn chưa đạt hiệu quả; khả năng tiếp nhận chính sách hỗ trợ của đồng bào dân tộc thiểu số còn hạn chế. Sản xuất nông, lâm nghiệp chưa tương xứng tiềm năng, thế mạnh của vùng. Bên cạnh đó, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhưng chưa thật sự bền vững; sự chênh lệch khoảng cách về mức sống giữa các dân tộc, vùng miền trên địa bàn tỉnh còn lớn…
Để thúc đẩy phát triển vùng dân tộc, miền núi đòi hỏi nguồn lực đầu tư lớn, trong khi đó ngân sách tỉnh, huyện còn hạn chế, khả năng huy động nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước còn khó khăn. Chương trình 1719 giai đoạn 2021-2030 ra đời trở thành “đòn bẩy” thúc đẩy các địa phương vùng dân tộc miền núi phát triển. Đây cũng là lần đầu tiên có một chương trình mục tiêu quốc gia dành riêng cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Chương trình một lần khẳng định sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước đối với phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Theo Ban Dân tộc của tỉnh, giai đoạn 2021-2025, Phú Thọ huy động, phân bổ trên 1.736 tỷ đồng vốn đầu tư, trong đó ngân sách Trung ương trên 962 tỷ đồng, vốn sự nghiệp 774 tỷ đồng, vốn ngân sách địa phương trên 215 tỷ đồng. Để thực hiện hiệu quả chương trình, tỉnh sớm ban hành nghị quyết, quyết định theo thẩm quyền. UBND tỉnh chỉ đạo quyết liệt Ban Dân tộc phối hợp sở, ngành đẩy nhanh việc giao vốn và giải ngân; đồng thời theo sát tiến độ tại các địa phương, kịp thời tháo gỡ khó khăn.
Đến giữa năm 2024, toàn tỉnh giải ngân trên 560 tỷ đồng vốn đầu tư phát triển và trên 200 tỷ đồng vốn sự nghiệp. Nguồn vốn tập trung đầu tư cho 10/10 dự án thuộc Chương trình gồm công tác đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn thiết yếu; quy hoạch, sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư; giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất và nước sinh hoạt cũng như phát triển nông nghiệp bền vững và hỗ trợ giáo dục, đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vùng dân tộc, miền núi...
Trong giai đoạn 2021- 2023, tỉnh triển khai hỗ trợ đầu tư 204 công trình trên địa bàn, trong đó có 123 công trình giao thông, 8 công trình thủy lợi, 26 trường học, 4 công trình y tế... góp phần quan trọng cải thiện đời sống vật chất, tinh thần, nâng cao dân trí vùng đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.
Theo ông Lê Tiến Quân, Phó Ban Dân tộc tỉnh Phú Thọ, các mục tiêu cơ bản đạt so với kế hoạch đề ra, dự kiến đến hết giai đoạn I sẽ có nhiều mục tiêu đạt và vượt kế hoạch. Giải ngân nguồn vốn đầu tư phát triển đạt tỷ lệ cao. Việc thực hiện Chương trình với các nội dung hỗ trợ bao trùm các lĩnh vực của đời sống xã hội có tác động rất lớn trong thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Các nội dung hỗ trợ đã từng bước khai thác tiềm năng, lợi thế của các địa phương trong vùng; đổi mới sáng tạo, đẩy mạnh phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh, xã hội; giảm nghèo nhanh, bền vững, thu hẹp dần khoảng cách về mức sống, thu nhập bình quân của vùng so với bình quân chung của cả nước; giảm dần số xã, thôn đặc biệt khó khăn...
Tính đến năm 2023, thu nhập bình quân đầu người vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của tỉnh ước đạt 37,4 triệu đồng/người/năm (tăng 2,2 triệu đồng so với năm 2022); hộ nghèo giảm 1,3%; người dân tộc thiểu số tham gia bảo hiểm y tế đạt trên 96% (tăng gần 3% so với năm 2022). Quy hoạch, sắp xếp, bố trí ổn định dân cư, xây dựng hệ thống kế cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, liên vùng, kết nối với các vùng phát triển. Đến nay, 100% xã có điện lưới quốc gia; 100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã. Lĩnh vực giáo dục, đào tạo, y tế, được quan tâm đầu tư, đáp ứng nhu cầu học tập và chăm sóc sức khỏe cho đồng bào dân tộc thiểu số…
Bài cuối: Cần khai thông những vướng mắc
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Từ ngày 1/1/2025, người dân ra đường chỉ cần làm việc này sẽ được trả đến 5 triệu đồng
Đà Nẵng: Hợp nhất 10 sở, thành lập trung tâm báo chí – truyền hình
Đà Nẵng đón hơn 450.000 lượt khách dịp Noel và Tết Dương lịch 2025
Quy định mới về điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới
Mức phạt áp dụng từ ngày 1/1/2025 với việc đeo tai nghe khi đi xe máy, ai cũng nên biết
Sáu nhiệm vụ trong tâm của ngành Nông nghiệp trong năm 2025