Đà Nẵng: Cứu sống bệnh nhân bị 'phổi biệt lập trong phổi' phức tạp
Đà Nẵng: Kiểm soát việc tăng giá bất hợp lý dịp Tết / Tàu du lịch biển 5 sao đưa gần 3.000 du khách cập cảng Đà Nẵng đầu năm mới 2024
Bệnh nhân Võ Thị T (58 tuổi, trú tại huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng) đi khám và tình cờ phát hiện khối tổn thương ở thùy dưới phổi trái. Qua thăm khám và chụp cắt lớp vi tính lồng ngực, các bác sĩ phát hiện khối tổn thương này được nuôi dưỡng bởi một nhánh động mạch xuất phát từ động mạch chủ ngực, đường kính của nhánh động mạch nuôi dưỡng này bằng nửa đường kính động mạch chủ ngực.
Qua thăm khám và chụp cắt lớp vi tính lồng ngực, các bác sĩ phát hiện bệnh nhân T bị phổi biệt lập trong phổi.
BSCKII Thân Trọng Vũ, Trưởng khoa Ngoại lồng ngực – Bệnh viện Đà Nẵng, người trực tiếp phẫu thuật cho bệnh nhân cho biết, ca phẫu thuật diễn ra trong vòng 3 giờ; sau mổ 5 ngày, bệnh nhân ổn định và được xuất viện.
Theo ông, đây là một ca bệnh hiếm gặp, một phẫu thuật khó và phức tạp do động mạch nuôi dưỡng cho phổi biệt lập trên bệnh nhân này có đường kính lớn, xuất phát từ động mạch chủ ngực, có biểu hiện vôi hóa dễ vỡ gây chảy máu. Vì vậy các bác sĩ phải làm sao để cắt bỏ chỉ phần phổi bị tổn thương mà không cắt toàn bộ thùy phổi của bệnh nhân.
Sau mổ 5 ngày, bệnh nhân T ổn định và được xuất viện.
Theo ghi nhận tại Bệnh viện Đà Nẵng, trong 10 năm qua mới gặp 1 trường hợp phổi biệt lập. Việc chẩn đoán phổi biệt lập thường được thực hiện ở thời kỳ trẻ nhỏ. Đối với người trưởng thành, việc phát hiện phổi biệt lập không có triệu chứng rất hiếm gặp, chỉ được phát hiện tình cờ khi tầm soát chẩn đoán liên quan đến một số bệnh.
Theo BSCKII Thân Trọng Vũ, việc điều trị phổi biệt lập chủ yếu là phẫu thuật cắt bỏ sớm phần phổi không chức năng. Nếu bệnh diễn biến có triệu chứng như viêm phổi, áp xe phổi thì việc điều trị sẽ khó khăn hơn thậm chí phải cắt bỏ cả thùy phổi có chứa phổi biệt lập, gây ảnh hưởng đến chức năng hô hấp của bệnh nhân sau này.
“Vì vậy những bệnh nhân thường xuyên bị đau ngực hoặc viêm phổi tái đi tái lại, khi chụp XQ có tổn thương phía dưới lồng ngực thì nên nghi ngờ tổn thương phổi biệt lập. Từ đó, làm các xét nghiệm chuyên sâu hơn như chụp cắt lớp vi tính lồng ngực có tiêm thuốc cản quang tĩnh mạch để phát hiện và xử trí phổi biệt lập, tránh gây biến chứng phải cắt bỏ phổi thùy phổi”, BSCKII Thân Trọng Vũ khuyến cáo.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Năm 2025, phấn đấu nâng hạng ga quốc nội sân bay Đà Nẵng chuẩn 4 sao Skytrax
FPT sẽ mở văn phòng đại diện giáo dục tại Nhật Bản
Sẽ tự động quyết toán, hoàn thuế thu nhập cá nhân từ đầu năm 2025
Hơn 6000 học sinh, sinh viên sắp được đào tạo nhân lực công nghệ cao
Sân bay Đà Nẵng dự kiến xây nhà ga hàng hoá 100.000 tấn/năm