Đại hội Hiệp hội DNNVV phía Nam lần II: Hiệp hội là cầu nối tin cậy giữa doanh nghiệp hội viên với các cơ quan quản lý nhà nước
Bộ Giáo dục tăng quỹ tiền thưởng lên 10 tỉ đồng cho các bài báo quốc tế / Hà Nội: Ra quân đảm bảo trật tự an toàn giao thông dịp Tết
Ngày 15/12/2018, tại TP.Hồ Chí Minh, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa khu vực phía Nam (Hiệp hội) đã tổ chức Đại hội khóa II nhiệm kỳ 2018 - 2023.
Tiến sỹ Tô Hoài Nam - Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, thay mặt lãnh đạo Hiệp hội DNNVV Việt Nam đã tham dự và chỉ đạo Đại hội. Tham dự Đại hội còn có các đại biểu: Ông Lê Thanh Liêm - Phó Chủ tịch thường trực UBND Thành phố Hồ Chí Minh, Tiến sỹ Cao Sĩ Kiêm, Chủ tịch danh dự Hiệp hội DNNVV Việt Nam, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh - Nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM).
Trải qua hơn 5 năm thành lập, Hiệp hội DNNVV khu vực phía Nam đã đạt được các chỉ tiêu do Đại hội lần thứ nhất đề ra (Ảnh: ĐL)
Ông Phạm Hải Tùng – Phó Chủ tịch Hiệp hội DNNVV Việt Nam, Phụ trách khu vực phía Nam trình bày báo cáo tại Đại hội nêu rõ: Trong nhiệm kỳ qua, Hiệp hội đã đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực lãnh đạo, chuyên môn cho các doanh nghiệp; tổ chức, động viên, phát động các doanh nghiệp hội viên tích cực tham gia các hoạt động an sinh xã hội, nhân đạo; làm tốt công tác thi đua, khen thưởng, động viên, khích lệ kịp thời các tập thể, cá nhân có thành tích trong sản xuất kinh doanh…
Bên cạnh các thành tựu đạt được, mặc dù DNNVV có nhiều đóng góp lớn cho ngân sách song vẫn còn nhiều khó khăn. Cụ thể, DNNVV đa phần là các doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ với vốn ít, công nghệ lạc hậu, trình độ quản lý thấp, lao động thủ công chưa qua đào tạo, nên rất dễ bị tổn thương, hạn chế khả năng cạnh tranh trên thị trường, số doanh nghiệp làm ăn thua lỗ phải ngừng hoạt động ngày càng tăng.
Báo cáo nhấn mạnh: "Về tiếp cận tín dụng ngân hàng, trong thời gian qua DNNVV nhận được sự quan tâm của Chính phủ về chủ trương, cơ chế, chính sách hổ trợ tiếp cận vốn tín dụng bước đầu có những kết quả tích cực, điển hình là lạm phát kiềm chế, lãi suất cho vay giảm... tuy nhiên sức lan tỏa chưa sâu rộng, lãi suất cho vay vẫn còn ở mức cao, thủ tục phức tạp, nhất là liên quan đến vấn đề tài sản thế chấp, xử lý nợ xấu...".
Tiến sỹ Cao Sĩ Kiêm (phải) - Chủ tịch danh dự Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam luôn được các Đại biểu nồng nhiệt chào đón tại Đại hội (Ảnh: ĐL)
Theo các ý kiến thảo luận tại Đại hội, đa phần các DNNVV rất thiếu thông tin liên quan đến thị trường xuất khẩu, cụ thể là thiếu hiểu biết về nội dung các Hiệp định thương mại tự do mà Chính phủ đã ký với các nước và các tổ chức quốc tế.
Đồng thời, đối với những thông tin liên quan đến xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ nhất là thông tin về thuế suất, luật pháp, nhu cầu, giá cả... của nước nhập khẩu và thiếu thông tin, hiểu biết về trình tự, thủ tục và đầu mối giải quyết những nội dung liên quan đến nhập khẩu.
Về mục tiêu chủ yếu của nhiệm kỳ tới, Đại hội xác định: Tiếp tục đổi mới công tác quản lý và hoạt động của Hiệp hội; triển khai tích cực công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật và các văn bản liên quan đến doanh nghiệp; tham gia đầy đủ các hội nghị, hội thảo, diễn đàn và tham gia phản biện góp ý vào các văn bản, cơ chế, chính sách liên quan đến doanh nghiệp; hằng năm phối hợp bồi dưỡng kiến thức khởi nghiệp và quản trị doanh nghiệp; tổ chức tham quan, giao lưu, học hỏi, gặp mặt, đối thoại giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước với nhau. Công tác đổi mới các hoạt động của Hiệp hội với những phương thức mới từ chương trình cà phê doanh nhân, các hoạt động kết nối, xúc tiến thương mại các tỉnh, quốc tế... để mang lại hiệu quả thiết thực cho doanh nghiệp.
Với những mục tiêu cụ thể, Hiệp hội DNNVV phía Nam sẽ tiếp tục đại diện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho các doanh nghiệp thành viên để phát triển sản xuất kinh doanh.
Phát biểu và chỉ đạo tại Đại hội, Tiến sỹ Tô Hoài Nam - Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội DNNVV Việt Nam nhấn mạnh: Tuy Hiệp hội DNNVV phía Nam đã hoạt động được hơn 5 năm, mặc dù vẫn chưa đủ tích lũy, đúc kết các kinh nghiệm về công tác Hội, đặc biệt trong bối cảnh nước ta chưa có Luật về hội, nhưng hoạt động của Hiệp hội đều đảm bảo nguyên tắc tuân thủ theo các quy định của pháp luật Việt Nam.
TS. Tô Hoài Nam - Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam phát biểu tại Đại hội (Ảnh: ĐL)
Để Hiệp hội ngày càng phát triển đáp ứng kỳ vọng của cộng đồng doanh nghiệp cần phải có đầy đủ các yếu tố: Đội ngũ lãnh đạo chủ chốt phải tâm huyết, dám hy sinh và đoàn kết; Hoạt động của Hiệp hội phải đảm bảo nguyên tắc dân chủ đối với các thành viên khi quyết định định hướng chiến lược cũng như các hoạt động quan trọng.
Hiệp hội cần nắm bắt được những khó khăn của doanh nghiệp cũng như tâm tư, nguyện vọng của doanh nghiệp để phản ánh với các cơ quan của Đảng và Nhà nước. Việc các cấp lãnh đạo cao nhất lắng nghe các ý kiến đến từ phía Hiệp hội, từ đó xem xét, phân tích, tiếp thu rồi đưa vào trong các nội dung để xây dựng chính sách liên quan đến doanh nghiệp chính là thể hiện sự quan tâm và ủng hộ của các cấp lãnh đạo với Hiệp hội.
"Chính điều này sẽ giúp cho Hiệp hội làm cầu nối giữa cơ quan Nhà nước với các doanh nghiệp. Hiệp hội và các doanh nghiệp có mối quan hệ tốt hơn, doanh nghiệp tìm thấy Hiệp hội có được chỗ dựa cho mình. Mục tiêu cao nhất của Hiệp hội là làm sao để cho doanh nghiệp bình an phát triển và hổ trợ phát triển tốt nhất", Tiến sỹ Tô Hoài Nam khẳng định.
Thay mặt Hiệp hội DNNVV Việt Nam, Tiến sỹ Tô Hoài Nam đặc biệt chúc mừng những thành công đã đạt được của Hiệp hội DNNVV phía Nam trong nhiệm kỳ I. Tiến sỹ Tô Hoài Nam cũng khẳng định Hiệp hội DNHVV Việt Nam sẽ tiếp tục bên cạnh, sát cánh, hỗ trợ mọi mặt để Hiệp hội DNNVV phía Nam không ngừng phát triển, lớn mạnh ở các lĩnh vực đối nội, đối ngoại, đời sống.
Đồng chí Lê Thanh Liêm - Phó chủ tịch thường trực UBND TP.HCM phát biểu tại Đại hội (Ảnh: ĐL)
Phát biểu tại Đại hội, ông Lê Thanh Liêm - Phó chủ tịch thường trực UBND TP.HCM đánh giá cao sự đóng góp quan trọng của Hiệp hội DNNVV đối với sự tăng trưởng cũng như phát triển kinh tế - xã hội, tạo công ăn việc làm cho người lao động tại địa phương.
Theo ông Liêm, hiện cả nước có 700.000 DN, trong đó TP.HCM chiếm khoảng 50% số đó. Số lượng DN bình quận tại TP.HCM mỗi năm tăng từ 13% - 15%. Hiện nay, tại TP.HCM số lượng DN đang có sự chuyển đổi từ hộ cá thể thành DN bằng những chính sách vĩ mô của Trung ương. Cụ thể, trong năm 2018 TP có khoảng 4.000 hộ cá thể, qua quá trình vận động, số lượng này đã chuyển sang DN để hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.
"Trong thời gian tới, TP sẽ tiếp tục làm cầu nối giữa cơ quan nhà nước với cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa, đồng thời TP sẽ thường xuyên nắm bắt phản ánh những khó khăn, kiến nghị của doanh nghiệp để kịp thời đưa ra phương án giải quyết. TP sẽ luôn thực hiện chính sách hổ trợ để các doanh nghiệp ngày càng phát triển, góp phần đóng góp nhiều hơn cho tăng trưởng kinh tế, xã hội", ông Liêm nói.
Đại hội Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa khu vực phía Nam khóa II, nhiệm kỳ 2018 - 2023 đã bầu ra 7 người vào Ban thường vụ, gồm: 1. Ông Phạm Hải Tùng - Chủ tịch Hiệp hội
2. Ông Lương Văn Tự - Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội 3. Ông Trần Quang Thắng - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội 4. Ông Trần Trung Quân - Phó Chủ tịch Hiệp hội 5. Ông Trịnh Văn Nghe - Phó Chủ tịch Hiệp hội 6. Bà Đỗ Thị Kim Chi - Phó Chủ tịch Hiệp hội
7. Bà Đinh Thị Phượng - Ủy viên Ban Thường vụ Hiệp hội |
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Vì sao dự án mở rộng nhà ga T1 sân bay Đà Nẵng chậm được triển khai?
Vượt qua nhiều đối thủ nặng ký, Việt Nam lần thứ 8 được vinh danh là "Điểm đến Golf tốt nhất châu Á năm 2024"
Cảnh báo mưa lớn gây sạt lở ở khu vực miền Trung, người dân cần chú ý đề phòng
Một hãng hàng không lớn tuyển phi công tại Việt Nam
Báo Pháp giới thiệu Việt Nam như một hình mẫu chuyển đổi nông nghiệp sinh thái