Tin tức - Sự kiện

Đề xuất xây dựng “lâm phận Quốc gia” để bảo vệ rừng

DNVN - Ngày 19/11, Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật (Liên hiệp Hội) Việt Nam phối hợp với Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam tổ chức hội thảo “Góp ý cho dự thảo chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050”.

Trong 15 năm thực hiện Chiến lược Lâm nghiệp VN giai đoạn 2006-2020 (phê duyệt tại Quyết định số 18/2007/QĐ-TTg ngày 5/2/2007), tỷ lệ che phủ rừng toàn quốc tăng từ 38% năm 2006 lên 41,89% năm 2019 và dự kiến đạt 42% năm 2020; Giá trị xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản tăng hơn 2 lần, từ 2,8 tỷ USD/năm giai đoạn 2006-2010 lên 6,52 tỷ USD/năm giai đoạn 2012-2018; năm 2019 đạt 11,3 tỷ USD; Nguồn thu dịch vụ môi trường rừng giai đoạn 2011-2019 đạt trên 13.900 tỷ đồng, trở thành nguồn tài chính quan trọng, góp phần bảo vệ cho trên 6 triệu ha rừng cung ứng dịch vụ, nâng cao hiệu quả bảo vệ và phát triển rừng, tăng thu nhập cho chủ rừng, đặc biệt là góp phần cải thiện sinh kế cho đồng bào miền núi.

Nhằm giữ vững và phát huy những thành quả đạt được, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021-2030 tầm nhìn đến năm 2050.Dự thảo Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đặt mục tiêu tốc độ tăng giá trị sản xuất lâm nghiệp từ 5-5,5%/năm giai đoạn 2021-2025, duy trì tỷ lệ che phủ rừng ở mức 42% đến năm 2025,…

Toàn cảnh hội thảo

Toàn cảnh hội thảo.

Để đạt được các mục tiêu đã đề ra, dự thảo đã đề xuất nhiều giải pháp đột phá chiến lược như: phát huy lợi thế khí hậu, đất đai, phát triển nhanh và bền vững ngành lâm nghiệp trở thành ngành kinh tế-kỹ thuật, sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao; nâng cao năng suất và chất lượng rừng trồng sản xuất, trông rừng gỗ lớn, chuyển hóa rừng gỗ nhỏ sang gỗ lớn, đáp ứng cơ bản nhu cầu gỗ cho chế biến, tiêu dùng nội địa và xuất khẩu; xây dựng và tổ chức thực hiện quản lý rừng bảo vệ theo tiêu chuẩn quốc tế; phát triển sản phẩm chế biến sâu, giá trị tăng cao, tiết kiệm nguyên liệu, công nghệ tiên tiến, thân thiện môi trường; phát triển thị trường, thương hiệu Việt. Đồng thời bảo đảm chức năng bảo tồn và phòng hộ của rừng đối với sự phát triển bền vững của quốc gia và ưu tiên các giải pháp về khoa học công nghệ và cơ chế, chính sách.

Tuy nhiên, tại hội thảo nhiều chuyên gia lâm nghiệp cho rằng các giải pháp chưa mang tính đột phá. Ông Đoàn Diễm - Chuyên gia lâm nghiệp Việt Nam, nhận định việc xây dựng cơ chế chính sách không phải giải pháp đột phá. Để bảo đảm chức năng phòng hộ và bảo tồn đa dạng sinh học cũng như bảo đảm cung cấp nguyên liệu bền vững cho công nghiệp chế biến lâm sản của rừng cần xây dựng lâm phận quốc gia ổn định.Tập trung nguồn lực để bảo vệ và phát triển vốn rừng tự nhiên hiện có, đặc biệt là chất lượng rừng.

Hoài Nam
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo