Đừng chủ quan với những vết thương dù là rất nhỏ để phòng ngừa uốn ván
DNVN - Các bệnh nhân uốn ván nhập viện có rất nhiều vết thương, thường gặp là vết thương giẫm phải đinh, vết thương liên quan đến tai nạn lao động, hoặc tai nạn giao thông, tai nạn sinh hoạt,...
Clip: 9 dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh thận mãn tính / Clip: Cảnh báo dân văn phòng, 2 triệu người chết mỗi năm vì căn bệnh này
- Video: Đừng chủ quan với những vết thương dù là rất nhỏ để phòng ngừa uốn ván. Nguồn: VTC9.
BS Dương Bích Thủy - Phó Trưởng khoa Cấp cứu, Hồi sức Tích cực và Chống độc Người lớn, BV Bệnh Nhiệt đới - cho biết, khoảng 2 tuần trở lại đây, số bệnh nhân uốn ván nhập viện có chiều hướng gia tăng. Trung bình mỗi ngày khoa tiếp nhận từ 2 đến 3 trường hợp. Phần lớn những trường hợp này đều trong tình trạng bệnh nặng như co giật, co thắt. Đây là 2 triệu chứng quan trọng ảnh hưởng đến hô hấp, do đó cần phải can thiệp hồi sức tích cực cho bệnh nhân.
Triệu chứng thường gặp nhất của uốn ván là người bệnh bị cứng hàm. Khởi đầu là cảm giác mỏi hàm, sau đó hàm cứng dần đến mức khó có thể tự ăn được. Điều đáng nói, có những người bị cứng hàm nhưng lầm tưởng là triệu chứng của tai biến. Đến khi bệnh chuyển nặng thì đã bắt đầu cứng cơ toàn thân như cứng cổ, lưng, bụng, tay chân, thậm chí có những cơn co giật hoặc khó thở, thở rít mới vào BV. Lúc này, bệnh tình đã chuyển biến nặng.
Tùy theo mức độ nặng nhẹ mà thời gian điều trị cũng khác nhau. Trung bình 1 ca uốn ván nhẹ phải điều trị từ 2 đến 4 tuần, đối với trường hợp nặng phải điều trị tích cực khoảng từ 3 đến 4 tháng. Về chi phí điều trị, những trường hợp nhẹ chưa phải thở máy tốn kém từ 20 đến 50 triệu đồng. Thế nhưng với những trường hợp nặng, số tiền điều trị có thể lên tới 200-300 triệu đồng.
Do đó, khi bị tai nạn, dù vết thương lớn hoặc nhỏ, vết thương có mủ máu nhiều, mô dập nát,... thì cần đến ngay cơ sở y tế để được hướng dẫn cách chăm sóc vết thương, tư vấn tiêm phòng vắc-xin uốn ván. Đặc biệt, tránh tự chăm sóc tại nhà, tự sử dụng những loại thuốc lá không rõ nguồn gốc để đắp. Bởi với sự chăm sóc không đảm bảo vệ sinh càng dễ dẫn đến tình trạng bị bệnh uốn ván.
Bệnh nhân điều trị uốn ván tại bệnh viện Nhiệt đới TP.HCM.
Duyên Hải (Tổng hợp)
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo