Tin tức - Sự kiện

Hà Nội bước vào cao điểm ô nhiễm không khí

Từ tháng 10, số liệu ghi nhận có nhiều ngày chất lượng không khí ở mức kém. Tuy nhiên, từ tháng 11 là giai đoạn bắt đầu có những ngày mức độ ô nhiễm nghiêm trọng hơn.

Thu hồi tiền hỗ trợ COVID-19 sai đối tượng của 115 hộ tại Hà Nội / Khoảng 2.400 lao động bị ngừng việc được trả lương từ gói hỗ trợ 16.000 tỷ đồng

Người dân nên đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà. Ảnh minh họa: TTXVN.

Người dân nên đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà. Ảnh minh họa: TTXVN.

Theo đó, tháng 11 xuất hiện nhiều ngày có chỉ số AQI ở mức xấu - mức màu đỏ. Nếu so sánh với tháng 11/2019 có 5 ngày ở mức cảnh báo màu đỏ, thì năm nay, tính đến 21/11 đã có đến 11 ngày. Điều đó cho thấy ô nhiễm không khí đang có xu hướng gia tăng.

Theo diễn biến các năm trước, từ tháng 11 đến tháng 2 sẽ là cao điểm ô nhiễm không khí khi mức độ và tần suất xảy ra ô nhiễm cao hơn.

Ngoài nguyên nhân gây ô nhiễm vốn có là khí thải từ giao thông, các công trình xây dựng, công nghiệp và hoạt động dân sinh lại có thêm những điều kiện thời tiết bất lợi như trời lặng gió, sương mù, nghịch nhiệt hay thiếu bức xạ mặt trời sẽ khiến bụi mịn bị kìm giữ lại trong không khí, không khuếch tán được, làm tăng mức độ ô nhiễm.

Trước diễn biến ô nhiễm không khí có xu hướng gia tăng và có thể ở mức báo động, nhiều người dân cũng đã có những lo lắng về tình trạng này.

 

Do không khí ô nhiễm, mọi người cũng nên hạn chế các hoạt động ngoài trời và sử dụng khẩu trang chống bụi và vệ sinh mũi, họng bằng nước muối sinh lý, nhất là sau khi ra đường.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm