Hải Dương sẽ được ưu tiên tiêm trước vaccine COVID-19
Hải Dương gỡ bỏ phong tỏa TP Chí Linh và huyện Cẩm Giàng / Anh Nguyễn Ngọc Mạnh nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ
Hối thúc phía Hàn Quốc để tiến hành tiêm vaccine COVID-19
Khi nào bắt đầu tiêm vaccine COVID-19 và việc tiêm sẽ được thực hiện như thế nào tại các địa phương? là câu hỏi được đặt ra tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ ngày 2/3.
Về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường cho biết, ngày 24/2, lô vaccine đầu tiên của Công ty SK Bioscience Co Limited-Hàn Quốc đã về đến Việt Nam. Bộ Y tế giao Viện Kiểm định quốc gia của Bộ Y tế kiểm định, cơ bản đã gần xong. Còn 1 phiếu kiểm định nữa là phiếu kiểm định chất lượng của phía Hàn Quốc.
"Chúng tôi đang hối thúc phía Hàn Quốc sớm chuyển cho chúng tôi kết quả kiểm định của cơ quan này. Hy vọng cuối tuần này, đầu tuần sau, chúng tôi nhận được phiếu kiểm định kết quả chất lượng của lô vaccine này" - Thứ trưởng Trương Quốc Cường nhấn mạnh.
Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường trả lời câu hỏi liên quan đến vaccine phòng COVID-19. Ảnh: VGP
Việc tiêm vaccine sẽ được thực hiện theo Nghị quyết 21 của Chính phủ, ưu tiên những đối tượng cần tiêm và đối tượng miễn phí, ngoài các đối tượng ưu tiên thì có các địa bàn ưu tiên và ưu tiên các tỉnh, thành phố có dịch. Trong tỉnh, thành phố sẽ ưu tiên vùng dịch bệnh.
"Trong trường hợp này, tỉnh Hải Dương sẽ là 1 trong các tỉnh được ưu tiên tiêm trước theo các đối tượng ưu tiên tại Nghị quyết của Chính phủ" - đại diện Bộ Y tế cho biết.
Trước đó, ngày 26/2, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 21/NQ-CP về mua và sử dụng vaccine phòng COVID-19.
Nghị quyết nêu rõ, Chính phủ giao Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương có liên quan thực hiện việc mua, nhập khẩu, tiếp nhận viện trợ, tài trợ, quản lý và sử dụng vaccine phòng COVID-19 trong năm 2021 cho người từ 18 tuổi trở lên: Số lượng khoảng 150 triệu liều. Bộ trưởng Bộ Y tế căn cứ yêu cầu phòng chống dịch, quyết định số lượng vaccine cụ thể cần mua, nhập khẩu theo từng giai đoạn.
Cơ chế mua vaccine thực hiện mua sắm trong trường hợp đặc biệt quy định tại Điều 26 Luật đấu thầu năm 2013.
Vaccine có đến đâu tiêm đến đấy
Cũng tại cuộc họp báo Chính phủ, liên quan đến khả năng bảo đảm đủ vaccine, Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường cho biết, về lộ trình và tiến độ tiêm, hiện nay, nước ta có 117.600 liều. Cuối tháng 4, vaccine sẽ về tiếp, Việt Nam sẽ có nhiều hơn.
"Với khoảng 1 triệu liều này, chúng ta sẽ tiếp tục tiêm. Ngoài ra còn khoảng mấy triệu liều nữa và có đến đâu tiêm đến đấy. Bộ Y tế đã chuẩn bị sẵn sàng về cơ sở vật chất, nhân lực, dây chuyền lạnh để tiêm khi vaccine về" - ông Trương Quốc Cường nhấn mạnh.
Về câu hỏi: Vaccine đủ thì có mở rộng đối tượng không?, Thứ trưởng Bộ Y tế nói, trong Nghị quyết 21 có nội dung khuyến khích các tổ chức, cá nhân có điều kiện tiêm, tức là tiêm cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu.
Vì vậy khi có đủ vaccine, nước ta hoàn toàn có thể mở rộng tất cả đối tượng có nhu cầu. Đây cũng là khuyến khích của Bộ Y tế để có đủ số lượng người tiêm và có miễn dịch cộng đồng.
Tính đến nay, vaccine COVID-19 Việt Nam sẽ có được trong năm 2021 đến từ các nguồn:
Thứ nhất, nguồn của COVAX Facility. Bộ Y tế đang nỗ lực đàm phán để trong năm 2021 có đủ 30 triệu liều từ nguồn này. COVAX Facility do Liên minh vaccine và tiêm chủng toàn cầu và Tổ chức Y tế thế giới sáng lập để cung cấp vaccine COVID-19 cho 190 quốc gia, đảm bảo sự công bằng trong thụ hưởng vaccine. Việt Nam là 1 trong những quốc gia được COVAX hỗ trợ vaccine COVID-19.
Thứ hai, nguồn vaccine nhập khẩu bao gồm:
- Vaccine của AstraZeneca: 30 triệu liều vaccine này được Bộ Y tế mua của AstraZeneca thông qua công ty VNVC. Lô đầu tiên đã về Việt Nam sáng 24/2.
- Vaccine Sputnik V: Bộ Y tế đang tích cực đàm phán với đối tác Nga. Nhà sản xuất thông báo có thể cung ứng cho Việt Nam khoảng 60 triệu liều.
- Vaccine Pfizer: Bộ Y tế đang tiếp tục đàm phán, khả năng trong năm 2021Pfizer, sẽ cung ứng cho Việt Nam khoảng 30 triệu liều. Bộ Y tế xin chủ trương huy động xã hội hóa cho việc tiếp cận nguồn vaccine này.
Ngoài ra, Bộ Y tế, các tập đoàn, công ty khác không kinh doanh trong lĩnh vực y tế cũng đang thúc đẩy đàm phán với các nhà sản xuất vaccine khác.
Thứ ba là nguồn vaccine sản xuất trong nước. Hiện Việt Nam đang tiến hành thử nghiệm trên người 2 loại vaccine COVID-19 là NANOCOVAX và COVIVAC.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Vận hành tàu 'hoàng hậu', xây dựng Đà Lạt - Trại Mát thành tuyến đường sắt đẹp nhất Việt Nam
Cần khuyến khích thoả đáng cho chuyên gia tư vấn phản biện, giám định xã hội
Thi công thần tốc, gấp rút đưa các dự án FDI vào sản xuất
Đà Nẵng: Tặng quà cho người dân và du khách trong đêm Noel
Đại hội đồng LHQ thông qua 'Công ước Hà Nội' về tội phạm mạng