Hàng loạt cửa hàng xăng dầu đóng cửa: Bộ Công Thương nói gì?
“Miza Nghi Sơn luôn cam kết đảm bảo sự ổn định, bền vững của môi trường” / IMF đánh giá cao các chính sách kinh tế quyết liệt, hiệu quả của Việt Nam
Những ngày gần đây, nhiều cửa hàng kinh doanhxăng dầutreo biển tạm nghỉ, hết xăng, dừng bán hàng để sửa chữa, chủ yếu tại các tỉnh miền Tây Nam Bộ như Cần Thơ, Sóc Trăng, An Giang, Đồng Tháp, TP Hồ Chí Minh và một số tỉnh ở Đông Nam Bộ như Bình Dương, Bình Phước.
Một số cửa hàng dừng do hết hàng hay do giấy phép kinh doanh ít hạn, nhưng cũng không ít cửa hàng tìm mọi lý do để đóng cửa.
Chủ một số cửa hàng xăng dầu trong số đó chia sẻ, họ phải nhập xăng dầu từ các doanh nghiệp đầu mối với giá cao trong khi mức chiết khấu lại đang rất thấp, thậm chí bằng 0, nhưng chi phí vận hành như điện nước. nhân công, mặt bằng không giảm. Nếu bán xăng dầu theo mức giá trần nhà nước quy định sẽ không có lãi, thậm chí còn thua lỗ, nên họ treo biển ngừng bán hàng.
Những ngày gần đây, nhiều cửa hàng kinh doanh xăng dầu treo biển tạm nghỉ, hết xăng, dừng bán hàng.
Theo ghi nhận, đã có hàng chục doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu tại khu vực Tây Nam Bộ xin tạm ngừng kinh doanh đến hết năm nay. Đây là điều rất bất thường vì Việt Nam đã tự chủ được hơn 2/3 nhu cầu xăng dầu, còn giá xăng dầu trên thế giới đến trước ngày 5/10 còn giảm xuống.
Giải pháp điều hành xăng dầu
Trao đổi với phóng viên VTV, đại diện Bộ Công Thương khẳng định có tình trạng một số cửa hàng xăng dầu đóng cửa, ngưng bán hàng, đồng thời cho biết các cơ quan quản lý nhà nước đã có phương án điều hành giá xăng dầu phản ánh đúng, đủ chi phí; đảm bảo hài hòa lợi ích của các bên.
"Ngay trong ngày hôm nay, Liên Bộ Công Thương - Tài chính thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo chính phủ đã thống nhất sớm điều chỉnh phụ phí cũng như chi phí đưa xăng dầu từ 2 nhà máy lọc dầu trong nước về đến cảng để phản ánh vào giá cơ sở trong kỳ điều hành xăng dầu sớm nhất có thể, qua đó góp phần giải quyết khó khăn của doanh nghiệp xăng dầu và tăng lợi nhuận cho các doanh nghiệp từ đầu mối thương nhân phân phối đến bán lẻ, qua đó sẽ tác động tới chiết khấu, nâng chiết khấu của các cửa hàng bán lẻ lên, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu. Ngoài ra, chúng tôi cũng có các biện pháp để hỗ trợ doanh nghiệp xăng dầu và đề nghị các doanh nghiệp đầu mối, thương nhân phân phối, thương nhân bán lẻ, các cửa hàng phải hài hòa lợi nhuận và chia sẻ khó khăn trong lúc này", ông Trần Duy Đông, Vụ trưởng Vụ thị trường trong nước, Bộ Công Thương, cho biết.
End of content
Không có tin nào tiếp theo