Hé lộ ưu, nhược điểm của các phương án tính giá điện mới
Hoàn thiện cơ chế xác định giá đất có ý nghĩa quan trọng trong sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai / Đà Nẵng: Xử lý 4 doanh nghiệp trong các KCN vi phạm về môi trường
Phương án với giá điện trong đề án "Hoàn thiện cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện cho ngành điện Việt Nam" đang gây ra nhiều ý kiến trái chiều. Không ít độc giả bình luận dưới bài viết Giá điện sắp có biến động? được đăng tải trên Dân trí.
Đơn vị tư vấn là Công ty TNHH MTV Tư vấn và Chuyển giao công nghệ Bách Khoa đưa ra phương án giá điện 5 bậc. Trong khi đó, Bộ Công Thương đề xuất 2 phương án là giá điện 5 bậc và giá 4 bậc.
Vì sao là 5 bậc?
Về đề xuất, phía đơn vị tư vấn cho biết, biểu giá điện sinh hoạt được thiết kế theo bậc với những điều chỉnh về mức giá theo nguyên tắc dùng điện càng nhiều càng phải trả tiền nhiều là phù hợp với tính chất sử dụng điện sinh hoạt khi phần lớn gia tăng tiêu dùng hộ sinh hoạt đều nằm ở thời kỳ cao điểm.
Việc dùng nhiều bậc thang cũng là tín hiệu giá để hướng người tiêu dùng sử dụng hiệu quả và tiết kiệm điện năng. Giá điện sinh hoạt theo 6 bậc thang và mức giá ở các bậc thang đầu rất thấp nên các hộ tiêu thụ điện ít sẽ được hưởng lợi mặc dù các hộ sinh hoạt có sản lượng tiêu dùng càng ít thì chi phí gây ra cho hệ thống lại càng cao.
Hơn nữa, cơ cấu biểu giá bán lẻ điện hiện hành đã rút gọn số nấc thang (trước là 7 bậc) làm giảm sự phức tạp trong cách tính toán tiền điện.
Ở chiều ngược lại, cơ cấu biểu giá điện hiện nay chỉ có giá điện 1 thành phần cho tất cả hộ tiêu dùng. Trong khi đó, theo kinh nghiệm quốc tế, biểu giá bán lẻ điện đều được cơ cấu 2 thành phần: giá hoặc phí trả cho công suất đăng ký và phần trả cho điện năng tiêu thụ (ít nhất là áp dụng cho các hộ tiêu thụ có quy mô tiêu dùng điện lớn).
Các phân tích cũng cho thấy tồn tại hiện tượng bù chéo tổng cơ cấu biểu giá hiện nay để đạt mục tiêu cân bằng doanh thu.
Theo đơn vị này thì biểu giá điện sinh hoạt bậc thang với 6 bậc như hiện nay là quá nhiều, phức tạp, đặc biệt thể hiện trong quá trình đo đếm, tính toán hóa đơn tiền điện của các hộ.
Dù thế, phương án đồng giá (1 bậc), theo đơn vị này, không áp dụng được khi nhìn vào các mục tiêu định giá như chính sách xã hội, phản ánh chi phí cung ứng, sử dụng điện tiết kiệm hiệu quả. Việc áp dụng phương án giá sinh hoạt đồng giá cũng không phù hợp với thực tiễn, cũng như với quy định tại Luật Điện lực nên Bộ Công Thương thống nhất không xem xét phương án này.
Ưu nhược điểm của phương án 4 bậc và 5 bậc
Đối với các phương án điều chỉnh cơ cấu biểu giá điện cho mục đích sinh hoạt (3, 4, 5 bậc), đơn vị tư vấn phân tích đều có các hộ sử dụng điện thấp hoặc trung bình dưới 300 kWh tăng giá điện. Số lượng các hộ này chiếm hơn 85% tổng số hộ sử dụng điện sinh hoạt. Với phương án này thì các hộ sử dụng điện từ 300 kWh đến dưới 1.000 kWh được giảm tiền, các hộ dùng điện trên 1.000 kWh lại tăng tiền.
Như vậy, cả 3 phương án điều chỉnh sẽ có tác động tăng giá ở các mức độ khác nhau cho hơn 85% tổng số hộ sử dụng điện cho mục đích sinh hoạt.
Phương án 4 bậc:
Theo Bộ Công Thương, phương án 4 bậc (Bậc 1: cho 0-100 kWh đầu tiên; Bậc 2: cho kWh từ 101-300; Bậc 3: cho kWh từ 301-700; Bậc 4: cho kWh từ 701 trở lên) sẽ đơn giản trong áp dụng, biến động chi phí tiền điện giữa các nhóm hộ sẽ ít hơn vì số bậc càng ít.
Nhược điểm là tiền điện các hộ sinh hoạt có mức sử dụng điện từ dưới 240 kWh/tháng tăng thêm bình quân 3,15% so với hiện hành. Các hộ có mức sử dụng từ 250 kWh đến 770 kWh có mức giảm bình quân 4,54%. Các hộ có mức sử dụng từ 780 kWh trở lên có mức tăng bình quân 6,79%. Số tiền ngân sách hỗ trợ cho hộ nghèo và hộ chính sách xã hội tăng 42 tỷ đồng/năm do giá điện bậc 1 được điều chỉnh tăng.
Do đó, Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt theo hướng rút ngắn từ 6 bậc xuống 4 bậc như theo đề xuất của EVN và Tư vấn, cụ thể:
+ Bậc 1: cho 100 kWh đầu tiên;
+ Bậc 2: cho kWh từ 101-300;
+ Bậc 4: cho kWh từ 301-700;
+ Bậc 5: cho kWh từ 701 trở lên.
Phương án 5 bậc:
Với phương án 5 bậc (Bậc 1: cho 0-100 kWh đầu tiên; Bậc 2: cho kWh từ 101-200; Bậc 3: cho kWh từ 201-400; Bậc 4: cho kWh từ 401-700; Bậc 5: cho kWh từ 701 trở lên) thì tiền điện các hộ sinh hoạt có mức sử dụng điện từ dưới 270 kWh/tháng tăng thêm bình quân 2,32% so với hiện hành. Các hộ có mức sử dụng từ 280 kWh đến 1.100 kWh có mức giảm bình quân 2,47%. Các hộ có mức sử dụng từ 1.100 kWh trở lên có mức tăng bình quân 3,87%.
Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt theo hướng rút ngắn từ 6 bậc xuống 5 bậc như theo đề xuất của EVN và Tư vấn nhưng có thay đổi về cơ cấu tỷ trọng so với giá bán lẻ điện bình quân, cụ thể:
+ Bậc 1: cho 100 kWh đầu tiên;
+ Bậc 2: cho kWh từ 101-200;
+ Bậc 3: cho kWh từ 201-400;
+ Bậc 4: cho kWh từ 401-700;
+ Bậc 5: cho kWh từ 701 trở lên.
Theo Bộ này, việc giảm số bậc trong cơ cấu biểu giá bán lẻ điện có ưu điểm là đơn giản trong áp dụng, tạo điều kiện cho đơn vị điện lực trong việc quản lý, tính toán hóa đơn tiền điện, phù hợp với xu thế cải tiến cơ cấu biểu giá điện cho sinh hoạt tại một số nước trong khu vực.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Đà Nẵng: Tặng quà cho người dân và du khách trong đêm Noel
Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất mức trích chi phí quản lý BHXH, bảo hiểm thất nghiệp tối đa 1,44%
Quỹ 'Vì cuộc sống tươi đẹp' được vinh danh
Đại hội đồng LHQ thông qua 'Công ước Hà Nội' về tội phạm mạng
Quảng Nam – Đà Nẵng: Nguy cơ thiếu nước trong năm 2025 ở mức cao
Sun Life nhận giải dịch vụ khách hàng tốt nhất