Hết sức cảnh giác những ca nhiễm Covid - 19 trong cộng đồng
Phong tỏa thôn Hạ Lôi, cách ly 63 nhân viên y tế tại BV Phụ Sản Hà Nội liên quan đến BN243 / Khẩn: Bộ Y tế yêu cầu những người đến 6 địa điểm trong lịch trình của bệnh nhân Covid-19 số 243 cần liên hệ y tế ngay
Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam chủ trì cuộc họp phòng chống dịch Covid-19 sáng ngày 8/4.
Tính đến 18 giờ ngày 8/4, Việt Nam chưa ghi nhận thêm trường hợp nào dương tính với virus SARS-CoV-2. Với tổng số 251 ca mắc Covid-19, đến nay tỷ lệ người được chữa khỏi so với tổng ca nhiễm đã vượt quá 50%. Riêng trong ngày 8/4 có 4 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh, gồm một bệnh nhân tại Bệnh viện Dã chiến Củ Chi (Thành phố Hồ Chí Minh); ba bệnh nhân tại Bệnh viện Điều trị COVID-19 Cần Giờ (Thành phố Hồ Chí Minh). 25 người có kết quả xét nghiệm 1 lần âm tính và 17 người có kết quả xét nghiệm 2 lần âm tính với virus SARS-CoV-2.
Tại cuộc họp trực tuyến hôm nay, Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 thống nhất kiên định 5 nguyên tắc chống dịch là: Ngăn chặn, phát hiện, cách ly, khoanh vùng, dập dịch.
“Đến giờ phút này, chiến lược, nguyên tắc phòng, chống dịch của Việt Nam là rất hiệu quả”, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long khẳng định.
Tuy nhiên, tới đây sẽ xuất hiện thêm các ca nhiễm cộng đồng. Ngoài các ổ dịch như quán bar Buddha (TP Hồ Chí Minh), BV Bạch Mai (Hà Nội) hay các khu cách ly tập trung; tất cả các ca nhiễm cộng đồng đều coi là ổ dịch tiềm năng (F0), cùng với việc xác định nguồn lây, quan trọng hơn là phải thực hiện ngay các biện pháp ngăn chặn, cách ly, khoanh vùng các đối tượng F1, F2, F3 và dập dịch.
Ban Chỉ đạo nhấn mạnh, chúng ta phải quyết liệt, không được chủ quan, mất cảnh giác.
Bên cạnh đó, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 yêu cầu các địa phương tăng cường thực hiện “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng”, mở rộng đối tượng rà soát đến người nước ngoài vào Việt Nam đang lưu trú tại nhà nghỉ, khách sạn chứ không chỉ ở các khu dân cư; cộng đồng người nước ngoài đang sinh sống, làm việc tại Việt Nam; những người Việt Nam làm việc trực tiếp với người nước ngoài từ các ổ dịch; những người nước ngoài vào Việt Nam du lịch tự do; những người Việt Nam từ nước ngoài về nước; những người có liên quan dịch tễ đến các ca bệnh; những người sống lang thang, liên quan đến tệ nạn xã hội.
Tiếp đó, những người đến khám có biểu hiện nghi ngờ hoặc tiền sử dịch tễ chưa rõ ràng đều cần được coi là có nguy cơ lây nhiễm Covid-19 (F1). Trường hợp người bệnh cấp cứu chưa khai thác được yếu tố nguy cơ thì kíp cấp cứu phải mang đầy đủ trang phục phòng hộ cá nhân như khi cấp cứu người nhiễm Covid-19. Trừ trường hợp bệnh nặng, cấp cứu, người dân cần liên hệ với cơ sở y tế để được hướng dẫn, đặt lịch hẹn khám trước và thực hiện đầy đủ các quy định phòng bệnh của bệnh viện.
Đồng thời, Bộ Y tế yêu cầy các cơ sở y tế phải tổ chức lại hệ thống trong bệnh viện, nâng cấp các biện pháp phòng, chống dịch nhằm tăng cường bảo vệ cho các lực lượng làm nhiệm vụ phòng, chống dịch bệnh không chỉ công an, y tế, quân đội mà cả thành viên Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ tham gia phòng, chống dịch tại địa phương. Bảo đảm đầy đủ phương tiện phòng hộ cá nhân đạt chuẩn cho tất cả nhân viên y tế khi khám và điều trị cho người nhiễm hoặc nghi nhiễm Covid-19. Ngoài ra, Tiểu ban Hậu cần (Ban Chỉ đạo) cùng với các doanh nghiệp trong nước sẽ tiếp tục sản xuất đồ bảo hộ, khẩu trang vải kháng khuẩn, chống giọt bắn phù hợp cho người dân sử dụng và xuất khẩu.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Sóc Trăng có tân giám đốc công an tỉnh
Đẩy mạnh hợp tác trong cộng đồng Pháp ngữ phát triển nông nghiệp bền vững
Đà Nẵng: Phẫu thuật laser bóc u tuyến tiền liệt nặng 120g cho cụ ông 95 tuổi
Đường hoa xuân Menas Mall 2025: Hành trình gắn kết, khơi nguồn thịnh vượng
Bên lề WEF Davos 55: Đầu tư công nghệ cao tại Việt Nam - Cất cánh trong kỷ nguyên thông minh
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đối thoại với WEF về đổi mới sáng tạo